Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hòa Bình Liên Kết, Hợp Tác Với Nông Dân Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Gấc

Hòa Bình Liên Kết, Hợp Tác Với Nông Dân Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Gấc
Ngày đăng: 29/07/2014

Hơn 1 năm trước, từ một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Công ty CP Đông Dương (CT Đông Dương) bất ngờ quyết định cắt 2.500 m2 đất tại Trung tâm thương mại (TTTM) Lương Sơn làm mô hình gấc giới thiệu cho nông dân.

Giờ đây, những người hay hồ nghi nhất cũng nhận thấy cái sự “liều” của CT Đông Dương là hoàn toàn có cơ sở. Mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp - nhà khoa học - người dân trồng gấc rất khả quan. ý tưởng phát triển vùng nguyên liệu gấc trong dân của CT Đông Dương đang trở thành hiện thực.

Vườn gấc mẫu tại TTTM Lương Sơn thực hiện theo đúng quy chuẩn, cột bê tông, giàn dây cáp điện, lưới, mới vụ đầu, gấc sai trĩu quả. Đối với nông dân, đã có hàng trăm hộ các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn và Kim Bôi áp dụng phương thức sản xuất tiên tiến để trồng gấc. Xã Cao Răm (Lương Sơn) có hàng chục hộ gia đình hợp tác với CT Đông Dương trồng gấc đã phát triển được gần 7 ha gấc nguyên liệu, trong đó tập trung ở xóm Sáng.

Gia đình anh Bạch Công Bắc, xóm Sáng, xã Cao Răm liên kết với Công ty trồng 4000 m2 gấc. Anh cho biết: Trước đây, gia đình anh và nhiều hộ nông dân cũng đã trồng gấc nhưng theo phương pháp dân gian, nhiều cây đực, cây cái quả ít, chỉ để sử dụng trong gia đình.

Tham gia trồng gấc, người dân dần thay đổi tập quán canh tác cũ tiếp cận với phương thức sản xuất mới. Công ty hỗ trợ giống, vốn, cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con quy trình làm đất, ủ phân, khoảng cách gieo hạt, phương pháp bắc giàn, trồng, chăm sóc gấc.

Người dân tận dụng bương tre sẵn có bắc giàn nên mức đầu tư chấp nhận được. Tính ra đầu tư khoảng 17 triệu đồng, Công ty đã hỗ trợ 4 triệu đồng, làm đất trong tháng 2, trồng trong tháng 3, giờ gấc đã có qủa, ngay vụ đầu, dự tính cao gấp tới 4-5 lần trồng gấc theo phương pháp cũ. Mặt khác CT Đông Dương cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá ổn định nên nông dân yên tâm sản xuất.

CT Đông Dương đang hiện thực hóa ý tướng tận dụng tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển vùng gấc nguyên liệu gắn với chế biến và bao tiêu sản phẩm trên cơ sở liên kết, hỗ trợ nông dân. Tìm hiểu được biết, CT Đông Dương có sự táo bạo của doanh nghiệp trẻ nhưng không liều lĩnh.

Sau khi nghiên cứu tiềm năng, lợi thế của tỉnh, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh, CT Đông Dương nhận thấy các sản phẩm chiết xuất từ gấc mang lại giá trị gia tăng cao và là xu hướng của phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.

Đó cũng là ý do để, Công ty đã quyết định chuyển hướng đầu tư sang phát triển vùng nguyên liệu gấc kết hợp với chuỗi thu thu mua chế biến, sản phẩm. Chiến lược kinh doanh tuân thủ nguyên tắc vận hành của doanh nghiệp hiện đại đó là làm thị trường trước rồi tổ chức sản xuất.

CT Đông Dương liên kết với nhà khoa học đầu ngành, có kinh nghiệp trồng gấc thương phẩm, thành lập bộ phận chuyên trách, phân công cán bộ kỹ thuật phụ trách từng xóm, hộ gia đình, hướng dẫn nông dân tuân thủ các các quy trình sản xuất, áp dụng mô hình nhà nông làm kinh tế giỏi để trồng gấc. Ngoài việc hỗ trợ toàn bộ kỹ thuật, Công ty sẽ cho nông dân vay không tính lãi 10 triệu đồng /ha trong vòng 2 năm và bao tiêu sản phẩm với giá ổn định trong vòng 3 năm.

Tổng Giám đốc Công ty CP Đông Dương Bùi Huy Hùng thông báo: Các hộ dân hợp tác với Công ty đã bước đầu tiếp cận với mô hình sản xuất tiên tiến để trồng gấc.

Đến nay, Đông Dương đã hợp tác với nông dân 500 hộ nông dân thuộc các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn và Kim Bôi trồng được khoảng 100 ha. Vụ đầu, đạt được kết quả gần như kỳ vọng. Diện tích có sản lượng khoảng 70 ha.

Hộ ít trồng 500-2000 m2, hộ nhiều tới 15 ha. ước tính sản lượng vụ đầu đạt từ 15 tấn /ha, tương đương với doanh thu 75 triệu đồng /ha. Trừ chi phí 30-40 triệu đồng /ha, nông dân để ra 35-40 triệu đồng /ha. Dự tính gấc sẽ cho thu hoạch vào tháng 10, tháng 11. Vụ thứ 2 sẽ thay bổ sung giống gấc cái để đạt 100% diện tích cho sản lượng.

Cũng từ vụ thứ 2 trở đi, mức đầu tư sẽ giảm hơn nhiều, sản lượng tăng dần. Đặc biệt gấc là loại cây trồng có vòng đời thu hoạch khoảng 20 năm và sản lượng tăng lên có thể đạt 25-30 tấn /ha, theo đó doanh thu từ gấc sẽ nâng lên từ 100- 150 triệu đồng /ha.

Nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng gấc, ngay ở vụ đầu tiên, CT Đông Dương cũng đã tổ chức trồng gừng dưới tán gấc, thử nghiệm theo 2 phương thức, trồng dưới tán gấc và trồng trong bao tải, nâng cao khả năng sinh lời cho nông dân.

Gừng phát triển khá tốt, dự tính trồng gừng dưới tán gấc có thể đạt sản lượng 25 tấn /ha, trồng trong bao với quy trình chăm sóc đặc biệt, năng suất có thể đạt từ 50- 60 tấn /ha, Nếu giá thu mua hiện tại có thể đạt doanh thu 100 triệu /ha/vụ. Nếu kết hợp 2 phương pháp trồng gấc xen gừng doanh thu có thể đạt từ 150-170 triệu đồng /ha. Công ty đặt mục tiêu phát triển vùng gấc nguyên liệu lên cả trong và ngoài tỉnh lên khoảng 1000 ha.

Trong đó phấn đấu năm 2015, mở rộng diện tích lên khoảng 200 ha tại các huyện Yên Thủy, Lạc Thủy, Mai Châu, Thanh Thủy (Phú ThọP). Dù kinh phí đầu tư trồng gừng khá cao, nhiều hộ gia đình đã áp dụng phương thức sản xuất này.

Thiết thực hướng ứng chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn, từ một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, dù còn nhiều khó khăn, tuy vậy sau hơn 1 năm triển khai, CT Đông Dương đã có được những thành công đáng kể, bước đầu thực hiện được mục tiêu xây dựng nguyên liệu gấc gắn việc sản xuất với tiêu thụ và bao tiêu sản phẩm, hình thành phương pháp sản xuất mới cho nhiều gia đình nông dân trong tỉnh.

CT Đông Dương đang nỗ lực góp sức hình hành tư duy, sản xuất nông nghiệp mới ở nhiều vùng quê, thiết thực hưởng ứng chủ trương huy động các nguồn lực nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, mang lại những cơ hội mới cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Thế giới bên kia vẫn có cỏ xanh để Hồ Giáo chăn bò Thế giới bên kia vẫn có cỏ xanh để Hồ Giáo chăn bò

Không hiểu sao khi nhận được tin ông trút hơi thở cuối cùng (chiều 14.10), tôi lại tin rằng, ở thế giới bên kia vẫn có những thảm cỏ xanh rờn để Hồ Giáo lại được tiếp tục chăn bò.

16/10/2015
Nở rộ nuôi hải sâm tại Khánh Hòa Nở rộ nuôi hải sâm tại Khánh Hòa

Hiện nay, dọc đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa, hải sâm tự nhiên phát triển nhiều, sinh sản mạnh đã thúc giục người dân phát triển, mở rộng ao nuôi, cải thiện nguồn thu nhập.

16/10/2015
Hợp sức vươn khơi Hợp sức vươn khơi

Ngư dân phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn) đã vượt qua tập quán sản xuất nhỏ lẻ bằng cách hợp sức, góp vốn đóng tàu công suất lớn, đầu tư thiết bị hiện đại, vươn khơi khai thác hải sản xa bờ.

16/10/2015
Gian nan bám biển Hoàng Sa Gian nan bám biển Hoàng Sa

Ngư dân Quảng Nam đang phải gồng mình chống đỡ điều kiện thời tiết thất thường khi bám biển Hoàng Sa trong mùa biển động.

16/10/2015
Quản lý và phát triển nhãn hiệu sản phẩm vùng miền Quản lý và phát triển nhãn hiệu sản phẩm vùng miền

Việc xây dựng hệ thống nhận diện, tổ chức quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể đối với một số sản phẩm đặc trưng của Quảng Nam là hướng đi cấp bách hiện nay.

16/10/2015