Di Linh (Lâm Đồng) Hình Thành Hơn 100 Trang Trại
Đến nay, huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã hình thành hơn 100 trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản. Những trang trại này chủ yếu của những hộ nông dân cá thể, tự phát thành lập và đầu tư theo hướng sản xuất trang trại, áp dụng công nghệ mới trong việc nuôi, trồng và chăm sóc để đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn.
Những trang trại bao gồm các ngành nghề: Sản xuất cà phê, hoa hồng môn, cây giống các loại, cây cảnh, chăn nuôi (heo công nghiệp, heo rừng lai, gà, cá, ba ba…).
Được biết, những trang trại này có nguồn vốn đầu tư ban đầu hơn 50 tỷ đồng; sử dụng trên 500 lao động thường xuyên và hơn 1.000 lao động thời vụ. Trang trại hình thành đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông thôn; thực hiện cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất…
Để khuyến khích nông dân phát triển trang trại, huyện Di Linh đã tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, đầu tư thâm canh, phòng trừ dịch bệnh hại trên cây trồng và vật nuôi, xây dựng các mô hình trình diễn (tái canh cà phê, lò sấy cà phê, sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê…). Trong những năm vừa qua, nhiều trang trại hoạt động có hiệu quả, thu nhập từ vài trăm triệu đồng trở lên.
Có thể bạn quan tâm
Khoảng 20% sản lượng cá tra Việt Nam đạt tiêu chuẩn ASC; đến năm 2020, cam kết 70% lượng cá hồi được sản xuất với tiêu chuẩn ASC; 90% tổng sản lượng tôm nuôi Belize đạt chứng nhận ASC; cam kết tất cả thủy sản nuôi phục vụ trong Rio 2016 Olympic Games phải được chứng nhận ASC là những thành công mà ASC đã làm được trong 5 năm qua.
Dự kiến nhu cầu thủy sản toàn cầu sẽ tăng, tiềm năng tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản tăng. Do đó, nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ và vừa sẽ cơ hội đầu tư lớn. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng vào năm 2030, sẽ thiếu hụt khoảng 50 triệu tấn thủy sản và thủy sản nuôi sẽ chiếm 62% tổng sản lượng thủy sản.
Giá tôm nguyên liệu hiện nay thấp nhất kể từ đầu năm 2015. Ông Ngô Thanh Lĩnh, Phó trưởng Phòng Kế hoạch, Sở NN&PTNT, cho biết, hiện tôm sú loại 20 con/kg giá 250.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 180.000 đồng/kg, giảm bình quân 30.000 đồng/kg so với tháng trước và giảm gần 50.000 đồng so với đầu năm 2015.
Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Phú Yên và các cơ quan chức năng ở huyện Tuy An vừa thả nuôi sò huyết giống tại khu vực đầm Ô Loan. Đây là một trong hai mô hình nằm trong dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững 2015 được thực hiện trên địa bàn huyện.
Nhằm khắc phục những hạn chế, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm nước lợ phục vụ chế biến xuất khẩu, Tiền Giang đang đưa vào áp dụng thành công một số mô hình mới: Nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ, nuôi tôm thẻ kết hợp cá rô phi, tôm + lúa... tại các vùng nuôi trọng điểm ven biển Gò Công.