Di Linh (Lâm Đồng) Hình Thành Hơn 100 Trang Trại

Đến nay, huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã hình thành hơn 100 trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản. Những trang trại này chủ yếu của những hộ nông dân cá thể, tự phát thành lập và đầu tư theo hướng sản xuất trang trại, áp dụng công nghệ mới trong việc nuôi, trồng và chăm sóc để đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn.
Những trang trại bao gồm các ngành nghề: Sản xuất cà phê, hoa hồng môn, cây giống các loại, cây cảnh, chăn nuôi (heo công nghiệp, heo rừng lai, gà, cá, ba ba…).
Được biết, những trang trại này có nguồn vốn đầu tư ban đầu hơn 50 tỷ đồng; sử dụng trên 500 lao động thường xuyên và hơn 1.000 lao động thời vụ. Trang trại hình thành đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông thôn; thực hiện cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất…
Để khuyến khích nông dân phát triển trang trại, huyện Di Linh đã tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, đầu tư thâm canh, phòng trừ dịch bệnh hại trên cây trồng và vật nuôi, xây dựng các mô hình trình diễn (tái canh cà phê, lò sấy cà phê, sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê…). Trong những năm vừa qua, nhiều trang trại hoạt động có hiệu quả, thu nhập từ vài trăm triệu đồng trở lên.
Related news
Hiện nay, nông dân huyện Yên Lập đang tập trung làm đất gieo cấy lúa vụ mùa. Anh Nguyễn Tiến Dần ở xã Hưng Long phấn khởi nói với chúng tôi: “Năm nay nắng nóng đầu vụ cứ lo mất mùa nhưng lúa năm nay được mùa các chị ạ. Mỗi sào lúa cũng phải được trên 2 tạ”. Từ kết quả vụ chiêm xuân, Yên Lập có thêm nhiều kinh nghiệm cho sản xuất vụ mùa.

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khô hạn dẫn đến nguy cơ thiếu nước tưới cho các vùng sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên một số diện tích trồng lúa thiếu nước kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn, đặc biệt là cây bắp.

Sâm Ngọc Linh mọc chủ yếu trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc xã Trà Linh huyện Nam Trà My ở độ cao 1.200 - 2.100m. Đây là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm nên sau 5 năm trồng và chăm sóc cho lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng/ha. Vì thế, đây là cây thoát nghèo của người dân địa phương.

Vụ hè thu 2015, huyện Phước Sơn tổ chức sản xuất trên khoảng 40% diện tích so với tổng diện tích đông xuân 2014 - 2015. Tuy không bị áp lực cao bởi nắng hạn do vụ hè thu thường xuất hiện mưa dông, song do quản lý vận hành một số công trình thủy lợi, hồ chứa chưa tốt đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp.

Những năm qua, bên cạnh việc các hợp tác xã (HTX) phát huy vai trò “bà đỡ” thì nông dân nhiều địa phương cũng rất năng động liên kết với doanh nghiệp nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.