330ha Nhãn Bệnh Chổi Rồng Đã Phục Hồi
Thực hiện công tác dập dịch chổi rồng trên nhãn, tính đến nay, người dân các địa phương trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) tiếp tục cắt tỉa, phun thuốc đặc trị nhãn bệnh chổi rồng và đã có 330ha/550ha nhãn bị bệnh chổi rồng phục hồi.
Theo khảo sát của Phòng Nông nghiệp và PTNT, mức độ phục hồi của các vườn nhãn trong khoảng 60% và cho năng suất khoảng 40 - 50% so với trước. Những vườn nhãn áp dụng đúng quy trình dập dịch chổi rồng và đầu tư chăm sóc tốt ước năng suất đạt 1.200 - 1.400kg/1.000m2.
Các địa phương đã tích cực vận động nông dân dập dịch chổi rồng đạt hiệu quả như Trung Thành, Thanh Bình, Quới Thiện, Trung Chánh. Song, một ít nông dân xử lý không đúng quy trình kỹ thuật dập dịch chổi rồng hoặc xử lý nửa chừng, xử lý thuốc mà không đầu tư chăm sóc nên hiệu quả không cao.
Có thể bạn quan tâm
Sau gần 4 tháng triển khai mô hình trồng nấm sò ở huyện nghèo Mường Nhé bước đầu mang lại hiệu quả thêm hướng thoát nghèo cho người dân nơi đây.
Hiện nay, Hội LHPN phường Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) có trên 1.200 hội viên, sinh hoạt ở 32 chi hội, trong đó một số hội viên kinh tế còn khó khăn, đời sống bấp bênh do không có thu nhập ổn định.
Hơn 6 năm thực hiện dự án phát triển cây cao su tại Điện Biên, đến nay, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên quản lý và chăm sóc gần 3.343ha phân bố tại các huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo và TP. Điện Biên Phủ. Công ty đã và đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng vườn cây theo phương châm “chậm và chắc”.
Mức giá trên chỉ áp dụng đối với khối lượng thóc nhập kho tại các đơn vị nêu trong Công văn số 214/TCDT – KH ngày 20/02/2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
Đến thời điểm này, dịch cúm A/H5N1 đã cơ bản được khống chế, không tiếp tục bùng phát và lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, tin tốt này cũng không khiến người chăn nuôi phấn khởi khi mà gia cầm và các sản phẩm gia cầm đang rơi vào cảnh “đại hạ giá”…