Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.
Năm 2003, đề tài khoa học của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đưa cây mía xuống cánh đồng gò cao, nhiễm phèn, mặn, đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng nơi đây. Đến nay, có gần 300ha đất trồng mía chuyên, năng suất bình quân đạt từ 80 đến 90 tấn/ha. Bình quân một công đất mía, nông dân có lãi từ 3 đến 4 triệu đồng.
K88, K19, K93… là những giống mía cao sản được nông dân trồng nhiều. Mía được Công ty Mía đường Bến Tre thu mua. Mới đây, Công ty Mía đường Cần Thơ phối hợp với Công ty Mía đường Bến Tre và Công ty Phân bón Bình Điền mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc mía cho hơn 100 hộ dân trong vùng. Địa phương và ngành chức năng huyện đã đề xuất thành lập Cánh đồng mẫu mía. Xã Bình Thạnh và Hòa Lợi được xem là vùng mía nguyên liệu lớn của tỉnh.
Ông Hùng cho biết thêm, từ khi cây mía định hình trên vùng đất gò cao của xã, đời sống của bà con được cải thiện rất rõ, đã có nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá, giàu.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 29.11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp bàn, tìm cách giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan, tự phát tại các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang chủ trì.
Các nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp cho rằng, ứng dụng công nghệ cao mới giúp phát triển ngành công nghiệp bò sữa ở Việt Nam.
Đầu tháng 10-2013, tổng đàn bò toàn tỉnh có trên 82.800 con, tăng trên 3.470 con so cùng kỳ năm trước. Các địa phương có số lượng đàn bò tăng nhanh theo mô hình “2b” vẫn là các xã, thị trấn vùng cù lao Giêng và cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới), với trên 21.260 con, vượt 28,8% kế hoạch và tăng 23% so năm 2012.
Khoảng dăm năm trở lại đây, tại khu vực ngoại thành Hà Nội, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, số người tham gia bắt chuột ngoài đồng ngày một nhiều. Có thể gọi họ là những “dũng sỹ” bảo vệ mùa màng bội thu, cho dù chưa hẳn ai cũng ý thức được đầy đủ rằng cần phải diệt chuột vì chúng là “chuyên gia” cắn phá cây trồng.
Xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), vùng đất kinh tế mới hôm nay gần như độc canh cây cà phê với trên 95% diện tích đất nông nghiệp. Làm sao để cây cà phê nơi đây phát triển bền vững, mang lại lợi ích kinh tế cho cả người sản xuất, người tiêu dùng và người thu mua cũng như giữ ổn định môi trường sinh thái đang là câu hỏi được đặt ra.