Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp - nông thôn
Phát triển chăn nuôi hàng hóa; chương trình phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi hóa đất màu, kiên cố hóa kênh mương.
Đồng thời nghe dự thảo đề án quy hoạch bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu; quy định và mức hỗ trợ các hoạt động về phát triển sản xuất, dịch vụ nông thôn.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở NN&PTNT đã đề nghị HĐND tỉnh xem xét tiếp tục cho chủ trương xây dựng đề án về cơ chế đầu tư nước sạch cho miền núi, vùng khó khăn, bãi ngang ven biển, hải đảo giai đoạn 2016-2020.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, đưa nội dung hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung vào nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, do Sở Kế hoạch & đầu tư đang soạn thảo.
Cạnh đó, lồng ghép nội dung hỗ trợ phát triển dịch vụ thú y trọn gói (từ Nghị quyết số 57/2012/NQ-HĐND) vào nội dung văn bản quy phạm pháp luật triển khai thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg (ngày 4.9.2014) của Thủ tướng Chính phủ.
Về chương trình phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi hóa đất màu và kiên cố hóa kênh mương, Sở NN&PTNT đề nghị HĐND tỉnh xem xét cho tiếp tục thực hiện trong 5 năm tới theo hướng ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho những xã thuộc diện về đích nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Đồng thời nghiên cứu nâng mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho khu vực miền núi lên 90% thay vì 80% như trước, giữ nguyên mức 60% với đồng bằng.
Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các thành viên tham dự cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang cơ bản thống nhất với những đề xuất của lãnh đạo ngành nông nghiệp.
Riêng dự thảo đề án quy hoạch bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu, Sở NN&PTNT phải tập trung nghiên cứu, chỉnh sửa để phù hợp với điều kiện thực tế cũng như khả năng về nguồn lực đầu tư của tỉnh…
Có thể bạn quan tâm
Trải qua hành trình cả trăm năm, thanh long - loại cây ăn trái có nguồn gốc từ sa mạc đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực có lợi thế phát triển, xuất khẩu bậc nhất của Việt Nam. Song, cũng như nhiều loại cây ăn trái khác, thanh long đã trải qua những bước thăng trầm; điệp khúc “được mùa rớt giá” vẫn cứ lặp đi lặp lại và đang đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết.
Hiện tại, vú sữa Lò Rèn loại 1 được các thương lái thu mua tại vựa chỉ khoảng 30.000đ/kg; loại 2 đến tay người tiêu dùng khoảng 20.000đ/kg; loại 3 khoảng 15.000 – 18.000đ/kg. Trong đó, năm trước giá vú sữa Lò Rèn loại 1 có giá 40.000 - 45.000đ/kg; loại 2 khoảng 30.000đ/kg; loại 3 từ 22.000đ/kg trở lên.
Ông Nguyễn Hữu Tài, giám đốc HTX Sản xuất, tiêu thụ và XK thanh long Dương Xuân cho biết, nhờ thị trường XK thanh long sang Trung Quốc khởi sắc, các DN XK thanh long liên tiếp nhận được những đơn hàng mới, đặc biệt là các đơn hàng thanh long ruột đỏ nên họ không ngừng đẩy giá lên. Ngoài ra, nguyên nhân tăng giá còn do diện tích thanh long ruột đỏ còn hạn chế.
NM được xây dựng trên diện tích gần 5 ha (giai đoạn 1), trong đó nhà xưởng 18.600 m2, được lắp đặt thiết bị tiên tiến nhất do Mỹ, Nhật Bản và châu Âu chế tạo, với tổng vốn đầu tư trên 170 tỷ đồng, công suất chế biến 5.000 tấn tôm thành phẩm/năm, tạo việc làm cho 750 lao động, doanh thu XK khoảng 50 - 60 triệu USD.
Chương trình phát triển đàn bò sữa từng gánh nhiều vấp ngã và chỉ trích. Tuy nhiên, sự vực dậy của ngành chăn nuôi bò sữa qua hơn một thập kỷ có mặt tại Việt Nam đang tái khẳng định tinh thần của chính sách này không hề chệch hướng.