Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Se Duyên Cho Sản Phẩm Heo Sạch

Se Duyên Cho Sản Phẩm Heo Sạch
Ngày đăng: 25/06/2014

Vừa qua, Sở Công Thương Long An đã tổ chức cho các nhóm chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn VIETGAP trong chương trình hỗ trợ của dự án LIFSAP và các hộ chăn nuôi có quy mô lớn gặp gỡ với lãnh đạo Công ty TNHH MTV Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan (Công ty Vissan). Phó Giám đốc Sở Công Thương - Nguyễn Xuân Hồng cho biết, đây là buổi kết nối giữa doanh nghiệp và nhà chăn nuôi nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 261.000 con, trong đó, tập trung nhiều tại 2 huyện Châu Thành, Tân Trụ. Đặc biệt, có 4 huyện nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP theo chương trình hỗ trợ của dự án Lifsap với 200 hộ tham gia thường xuyên nuôi từ 20.000-22.000 con heo.

Hiện tại, có 100 hộ chăn nuôi đã có giấy chứng nhận chăn nuôi theo tiêu chuẩn GAP. Thời gian tới, dự án tiếp tục cấp chứng nhận cho các hộ chăn nuôi khác. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của người chăn nuôi là chưa tìm được đầu ra, phải bán heo thông qua thương lái với giá heo thường.

Tại buổi gặp gỡ với Công ty Vissan, nông dân đã được lãnh đạo công ty giới thiệu, trực tiếp tham quan dây chuyền giết mổ heo sạch theo công nghệ tiên tiến, hiện đại. Phó Tổng Giám đốc Công ty Vissan - Nguyễn Ngọc An cho biết: Hằng năm, công ty có nhu cầu thu mua từ 500.000-600.000 con heo thịt, dùng cho việc chế biến sản phẩm thức ăn nhanh, cung cấp thịt sạch cho các siêu thị và các công ty chế biến thức ăn cho công nhân.

Hiện tại, công ty thu mua qua thương lái từ Long An hằng năm khoảng 30.000-35.000 con, chiếm gần 6% cho tổng nhu cầu. Sản phẩm mà công ty mua vào đều phải có giấy chứng nhận từ ngành Thú y. Muốn bán heo cho công ty, nông dân phải tập hợp lại thông qua hợp tác xã (HTX), có tư cách pháp nhân.

Nhiều nông dân rất phấn khởi và cho rằng chăn nuôi theo hướng sạch mà bán với giá heo thường là thiệt thòi. Nông dân Trần Thanh Tuấn, ở ấp 5, xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ cho biết, anh đang chăn nuôi khoảng 30 heo thịt. Trước nay, anh đều bán heo qua thương lái với giá thấp hơn giá Công ty Vissan thu mua từ 600 ngàn đồng/tạ trở lên.

Còn nông dân Hồng Văn Bỉnh, ở ấp Ngoài, xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc cho biết mình đang nuôi khoảng 70 heo thịt. Ông cũng đồng quan điểm là chăn nuôi theo hướng sạch nhưng bán heo trôi nổi, giá chưa tốt là thiệt thòi. Sau khi tham quan tại Công ty Vissan, chắc chắn ông sẽ bàn bạc với tổ trưởng chăn nuôi để có kế hoạch tổ chức sản xuất, thu mua thông qua thành lập HTX thu mua để sản phẩm sạch được đến với công ty, rồi đến tay người tiêu dùng.

Ngoài ra, nông dân cũng tìm hiểu về tiêu chuẩn thu mua, đánh giá chất lượng, cân đong và phương thức chi trả tiền của Công ty Vissan?

Đại diện Công ty Vissan cho biết: Vissan là thương hiệu có uy tín trên thương trường hơn 40 năm, vì vậy khi nông dân mua bán với công ty là mang tính chất lâu dài và ổn định; không có tình trạng mà thị trường vẫn hay xảy ra là khi thiếu thì tìm kiếm, khi thừa thì ép giá. Hiện tại, công ty đã thu mua heo từ các HTX ở Đồng Tháp, An Giang và rất thuận lợi cho cả đôi bên.

Phó Giám đốc Sở Công Thương - Nguyễn Xuân Hồng cho biết, Long An có nhiều thuận lợi nếu tổ chức mua bán heo với Công ty Vissan, bởi đã có sẵn nông dân chăn nuôi theo hướng GAP, cộng với vùng GAP là những huyện lân cận TP.Tân An cũng như TP.HCM, vì vậy việc vận chuyển đến công ty không gặp khó khăn.

Trong thời gian tới, Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, chính quyền địa phương trong vùng GAP sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân, làm đầu mối “se duyên” cho sản phẩm heo sạch được tiếp cận với công ty nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ.


Có thể bạn quan tâm

“Thủ Phủ” Gà Ta “Thủ Phủ” Gà Ta

Không ngoa chút nào khi gọi ấp 7, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) là thủ phủ gà ta của Đồng Nai. Bởi trong một năm, ấp này cung cấp cho thị trường khoảng 1 triệu con gà ta.

17/10/2013
Liên Kết Trong Sản Xuất, Tiêu Thụ Lúa Giống Liên Kết Trong Sản Xuất, Tiêu Thụ Lúa Giống

Trong thời gian qua, đầu ra của lúa giống bấp bênh, loay hoay mãi với trò rượt đuổi của thị trường. Trước thực trạng trên, mô hình sản xuất lúa giống có liên kết với Công ty Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang ra đời, đáp ứng nhu cầu thực tại cho đầu ra sản phẩm, người nông dân có cuộc sống ổn định, vươn lên giàu có.

17/10/2013
Gần 600 Ha Ca Cao Bị Đốn Bỏ Gần 600 Ha Ca Cao Bị Đốn Bỏ

Bà Nguyễn Thị Phương Loan - Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho biết: từ tháng 12 năm 2012 đến nay, diện tích ca cao của Lâm Đồng đã giảm từ 1.645,6 ha xuống còn 1.095 ha.

18/10/2013
Thiếu Liên Kết, DN Và Nông Dân Nuôi Cá Tra Đều Thiếu Liên Kết, DN Và Nông Dân Nuôi Cá Tra Đều "Bẻ Kèo"

Mặc dù đã có hợp đồng mua bán thế nhưng, việc soạn thảo và ký kết giữa hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

19/10/2013
Quản Lý Hầm Tôm Công Nghiệp Trước Tình Hình Dịch Bệnh Tràn Lan Quản Lý Hầm Tôm Công Nghiệp Trước Tình Hình Dịch Bệnh Tràn Lan

Vụ mùa năm 2011-2012 và những tháng đầu năm của năm 2013, ở Cà Mau, dịch bệnh tôm chết gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm công nghiệp.

19/10/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.