Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp - nông thôn

Phát triển chăn nuôi hàng hóa; chương trình phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi hóa đất màu, kiên cố hóa kênh mương.
Đồng thời nghe dự thảo đề án quy hoạch bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu; quy định và mức hỗ trợ các hoạt động về phát triển sản xuất, dịch vụ nông thôn.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở NN&PTNT đã đề nghị HĐND tỉnh xem xét tiếp tục cho chủ trương xây dựng đề án về cơ chế đầu tư nước sạch cho miền núi, vùng khó khăn, bãi ngang ven biển, hải đảo giai đoạn 2016-2020.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, đưa nội dung hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung vào nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, do Sở Kế hoạch & đầu tư đang soạn thảo.
Cạnh đó, lồng ghép nội dung hỗ trợ phát triển dịch vụ thú y trọn gói (từ Nghị quyết số 57/2012/NQ-HĐND) vào nội dung văn bản quy phạm pháp luật triển khai thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg (ngày 4.9.2014) của Thủ tướng Chính phủ.
Về chương trình phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi hóa đất màu và kiên cố hóa kênh mương, Sở NN&PTNT đề nghị HĐND tỉnh xem xét cho tiếp tục thực hiện trong 5 năm tới theo hướng ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho những xã thuộc diện về đích nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Đồng thời nghiên cứu nâng mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho khu vực miền núi lên 90% thay vì 80% như trước, giữ nguyên mức 60% với đồng bằng.
Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các thành viên tham dự cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang cơ bản thống nhất với những đề xuất của lãnh đạo ngành nông nghiệp.
Riêng dự thảo đề án quy hoạch bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu, Sở NN&PTNT phải tập trung nghiên cứu, chỉnh sửa để phù hợp với điều kiện thực tế cũng như khả năng về nguồn lực đầu tư của tỉnh…
Related news

Nói đến vùng đất đồi núi xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận), người ta thường nói đến các mô hình trồng cây ăn trái. Ở đó có những con người biết vượt khó để xây dựng mô hình kinh tế ổn định, cho thu nhập hơn trăm triệu đồng mỗi năm.

Hiện nay, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đang bước vào thu hoạch, năng suất khoảng 21 tấn/ha. Giá bưởi da xanh được thương lái mua tại vườn với giá 34.000 đồng/kg, tăng 6.000 đồng so với tháng trước. Với giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân lời hơn 500 triệu đồng/ha.

Theo thống kê, sau kết thúc vụ thu hoạch cam năm 2013, trên địa bàn huyện Cao Phong đã có 160 hộ trồng cam đạt mức doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên, trong đó có 20 hộ đạt doanh thu từ 3 – 5 tỷ đồng.

Thương hiệu GlobalGAP (chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) như một tấm “thẻ thông hành” để bưởi Tân Triều (Vĩnh Cửu - Đồng Nai) xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sau một thời gian sản xuất, người trồng bưởi đã đồng loạt bỏ thương hiệu này khiến “giấc mơ” xuất khẩu bưởi tan vỡ.

Vị ngon của bưởi da xanh đã chinh phục khẩu vị những người khó tính và có khả năng cạnh tranh trên thương trường khu vực và quốc tế. Chuẩn GlobalGAP trên bưởi da xanh phải chăng là “chiếc vé thông hành” cho hành trình vươn xa của loại trái cây này?