Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

HTX Hạnh Quang Từng Bước Đưa Chè Shan Tuyết Cổng Trời Thành Thương Hiệu Uy Tín

HTX Hạnh Quang Từng Bước Đưa Chè Shan Tuyết Cổng Trời Thành Thương Hiệu Uy Tín
Ngày đăng: 27/11/2014

Từ đơn vị sản xuất chè xanh thủ công, quy mô nhỏ, sản phẩm chỉ bán ở thị trường trong tỉnh, nhưng với việc đầu tư bài bản, sự cố gắng của HTX chế biến chè Hạnh Quang, xã Nậm Ty (Hoàng Su Phì) cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ để xây dựng thương hiệu, đào tạo công nhân lao động và trang thiết bị máy móc sản xuất chè xanh của Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương tỉnh (KCXTCT), đến nay thương hiệu chè xanh Shan tuyết Cổng trời của HTX Hạnh Quang đã vươn ra thị trường trong, ngoài tỉnh; được người tiêu dùng ưa thích, lựa chọn.

Tận dụng lợi thế về đất đai và khí hậu phù hợp với cây chè Shan tuyết, hiện nay toàn huyện Hoàng Su Phì có 21/25 xã trồng chè, với tổng diện tích lên tới 4.011,3 ha, trong đó diện tích chè thu hoạch (chè cổ thụ) là 3.162,9 ha.

Diện tích trồng chè mới hàng năm không ngừng mở rộng. Có thể nói, cây chè đã thực sự làm thay đổi đời sống của người dân. Xuất phát từ lợi thế này, năm 2006, HTX Hạnh Quang được thành lập do anh Lê Văn Quang, làm Chủ nhiệm HTX sản xuất chè xanh Shan tuyết. Ban đầu thành lập, HTX gặp nhiều khó khăn như vốn đầu tư, thiết bị máy móc, sản xuất chè chủ yếu thủ công.

Vì vậy, năng suất lao động không cao, chất lượng chè thấp, lượng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn hạn chế. Chè của HTX sản xuất ra chủ yếu là chè khô, đóng bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, nên chỉ bán được ở địa bàn trong huyện hoặc các mối lái quen biết.

Xác định vươn ra thị trường là hướng đi đúng đắn, năm 2010 được sự tư vấn, thiết kế lô gô, bao bì sản phẩm và hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu từ nguồn ngân sách Nhà nước của Trung tâm KCXTCT tỉnh, HTX Hạnh Quang đã xây dựng thành công thương hiệu chè của mình mang tên Chè Shan tuyết Cổng trời. Xây dựng thành công thương hiệu, sản phẩm chè của HTX được nhiều người biết đến, giá thành cao hơn và quan trọng là sản phẩm đứng vững trên thị trường...

Không dừng lại ở việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Shan tuyết Cổng trời của HTX Hạnh Quang, năm 2012, Trung tâm KCXTCT tỉnh còn tư vấn, hỗ trợ đào tạo nghề sản xuất chè xanh tại chỗ cho công nhân lao động là người địa phương đang làm việc cho HTX; giáo viên là những người có uy tín, kinh nghiệm trong chế biến chè. Qua khóa đào tạo, hầu hết công nhân, người lao động được nâng cao kỹ thuật, kinh nghiệm chế biến chè; chất lượng chè của HTX ngày càng được nâng lên, thu nhập của người lao động dần được cải thiện.

Tuy nhiên, vì công nghệ sản xuất chè xanh của HTX vẫn còn theo phương pháp cổ truyền nên sản phẩm còn nhiều hạn chế về chất lượng, mẫu mã, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Cùng với đó, vì sản xuất thủ công nên năng suất lao động không cao, trong khi lượng chè búp non thu hái trong dân dư thừa. Nhận thức được vấn đề này, Trung tâm KCXTCT đã tìm hiểu công nghệ chế biến chè xanh, tạo sản phẩm chè chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm.

Sau khi nghiên cứu, Trung tâm phối hợp với HTX Hạnh Quang thành lập Đề án “Hỗ trợ máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất, chế biến chè xanh Hạnh Quang”, tổng số tiền mua máy sấy chè là 210 triệu đồng, trong đó Trung tâm KCXTCT hỗ trợ 70 triệu đồng từ nguồn kinh phí Khuyến công Quốc gia 2014. Sau khi nghiệm thu và đưa hệ thống máy sấy chè vào hoạt động, năng suất được tăng lên rõ rệt, giảm chi phí lao động phổ thông.

Theo anh Lê Văn Quang, Chủ nhiệm HTX, cho biết: Hiện nay HTX đang sản xuất 2 loại chè, đó là chè khô đóng bao bì, nhãn mác bán trên thị trường và chè xanh sấy để bán cho các công ty chế biến chè xuất khẩu. Nếu trước đây khi chưa có hệ thống máy sấy thì HTX chỉ sản xuất trung bình 100kg/ngày chè khô, 500kg/ngày chè sấy, còn hiện nay khi áp dụng máy móc thì trung bình sản xuất 200kg/ngày chè khô, 1 tấn chè sấy/ngày.

Điều quan trọng là chè được sản xuất bằng máy thì chất lượng cao hơn và sạch hơn, vì thế thương hiệu, vị thế chè Shan tuyết Cổng trời của HTX Hạnh Quang trên thị trường trong và ngoài tỉnh ngày càng được khẳng định. Tạo đầu thu mua ổn định cho người dân trồng chè, tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động người địa phương làm cho HTX với trung bình lương đã nuôi ăn, ở là 4 triệu đồng/người/tháng.

Từ những cố gắng của HTX cũng như việc đầu tư bài bản mà trong năm 2014, chè Shan tuyết Cổng trời của HTX Hạnh Quang đã được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014. Đây là niềm vinh dự cũng như khẳng định hướng đi đúng đắn của HTX chè Hạnh Quang, trong đó có sự tư vấn, giúp đỡ, tạo ra sản phẩm chất lượng, tăng năng suất lao động của Trung tâm KCXTCT tỉnh.

Nguồn bài viết: http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32584&CatID=150&MN=26


Có thể bạn quan tâm

Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.

08/05/2015
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng

Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...

08/05/2015
Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt các chứng nhận như: Global Gap, Viet Gap, ASC, MSC… Tuy chưa nhiều, nhưng hướng đi này được xem là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững.

08/05/2015
Cần ngăn chặn việc khai thác, đánh bắt cá đồng bằng dụng cụ xung điện Cần ngăn chặn việc khai thác, đánh bắt cá đồng bằng dụng cụ xung điện

Vào những tháng mùa mưa, người dân khai thác nguồn cá non để bán ở các chợ. Còn mùa khô, khi nước trên các cánh đồng rút cạn thì cá nước ngọt tập trung ở các tuyến kênh, rạch mương, ao. Đây cũng là lúc người dân sử dụng các loại dụng cụ tự chế như cào điện, xiệc điện, các loại lưới có mắt lưới nhỏ, đặt vó… để đánh bắt nguồn cá này.

08/05/2015
Tuy Phước (Bình Định) cơ bản thả xong tôm giống trên diện tích 965 ha Tuy Phước (Bình Định) cơ bản thả xong tôm giống trên diện tích 965 ha

Do nguồn nước đầm Thị Nại bị ngọt hóa nên vụ nuôi tôm năm nay đến hết tháng 4.2015 huyện Tuy Phước (Bình Định) mới cơ bản thả xong tôm giống vào nuôi trên diện tích 965 ha, muộn hơn 1 tháng so với lịch thời vụ.

08/05/2015