Cà Mau Phát Huy Tối Đa Thế Mạnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày 7/2/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Cà Mau về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2014 và thực hiện kế hoạch năm 2015.
Phát biểu trong buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả đạt được trong năm qua của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Tỉnh Cà Mau trong phát triển kinh tế xã hội. Trong năm 2014, GDP của tỉnh tăng 8,5%; trong đó lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tăng 6,9%, gấp đôi so với trung bình của cả nước.
Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 33 triệu đồng, tăng 9,9 % so với năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm chỉ còn 4,9 %. Năm 2014, Cà Mau là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, đạt 1,3 tỷ USD vượt kế hoạch đặt ra. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội cũng như giải quyết việc làm cho địa phương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của nuôi trồng thủy sản, là thế mạnh không nơi nào có được như Cà Mau. Cần xem lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm là yếu tố then chốt trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.
Với lợi thế là một tỉnh có tiềm năng về nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Tuy nhiên, kết quả đạt được trong năm qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của tỉnh. Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung giải quyết những việc sau: Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ trong nuôi trồng, ứng dụng mạnh khoa học công nghệ vào nuôi trồng, sản xuất, chế biến, xuất khẩu gắn với cơ chế chính sách khuyến khích mạnh doanh nghiệp tham gia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần nghiên cứu giống tôm có năng suất, chất lượng cao, chủ động trong sản xuất thức ăn đến quy trình sản xuất và phòng tránh dịch bệnh hiệu quả. Tập trung hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi tôm nguyên liệu, mở rộng diện tích nuôi tôm để chủ động nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến xuất khẩu.
Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản với quy mô công nghiệp. Yêu cầu Tập đoàn Điện lực sớm triển khai mạng lưới điện 3 pha trực tiếp phục vụ người dân nuôi trồng thủy sản theo quy mô công nghiệp. Tiến tới, hình thành một liên kết chuỗi bền vững từ sản xuất con giống, nhà máy chế biến thức ăn, người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu năm đến nay, giá thu mua hạt tiêu trên thị trường khá ổn định và luôn ở mức cao, khiến người trồng tiêu rất phấn khởi.
Lần đầu tiên Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt vừa xuất khẩu sang Nhật 10 tấn chuối Laba Lâm Đồng. Kết quả này đã nhận được những “phản hồi” tích cực về triển vọng hợp tác lâu dài.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, năm 2013, diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh này là trên 266 nghìn ha. Trong đó, trên 36 nghìn ha nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, hơn 5.448 ha nuôi thâm canh, còn lại là nuôi quảng canh truyền thống, nuôi kết hợp đối tượng thủy sản khác.
Cá tra Việt Nam chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới, song, từ năm 2008 đến nay, niềm tự hào của ngành thủy sản đang phải trải qua cơn thoái trào: nhiều doanh nghiệp trên bờ vực phá sản, nông dân treo ao.
Trong một chuyến công tác tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), chúng tôi được người dân giới thiệu về người đàn ông nuôi hàu đầu tiên ở vùng cửa biển Sa Huỳnh, đó là ông Công Văn Thanh ở thôn Thạnh Đức 1.