Một Số Lưu Ý Khi Lấy Nước Vào Ao Nuôi Tôm
Trên các huyện vùng Hạ hiện nay có khá lớn diện tích ao nuôi tôm đang được bà con nông dân cải tạo và lấy nước chuẩn bị thả giống. Tuy nhiên, theo thông báo kết quả quan trắc môi trường nước vùng Hạ vào ngày 02 tháng 02 năm 2015 các huyện Châu Thành, Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ (Long An) vẫn còn một số yếu tố môi trường nước chưa phù hợp để thả giống đặc biệt hàm lượng khí độc NO2 trong nước. Do đó, khi bà con nông dân lấy nước vào ao nuôi cần lưu ý xử lý nước nhằm đảm bảo phù hợp cho tôm sinh trưởng, giảm hao hụt.
Tựu chung, bà con nuôi tôm khi lấy nước vào ao tại thời điểm này cần thực hiện một số biện pháp như sau:
Đối với những ao vừa cải tạo nên lấy nước vào ao khoảng 1 - 2 tấc, sau đó rải lân với liều lượng 10kg/1.000m2 ao, ngâm ao trong thời gian từ 5 - 7 ngày rồi xổ xả toàn bộ. Sau đó, bà con cho rải vôi đều khắp đáy ao, nếu dùng vôi Càn Long thì rải khoảng 30kg/1.000m2 ao, nếu dùng Dolomite thì rải 60kg/1.000m2 ao, nếu dùng Daimetyl bột thì rải 40kg/1.000 m2 ao. Sau khi rải vôi, cho phơi ao từ 2 - 3 ngày rồi lấy nước đầy ao. Bà con cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt cá tạp và giáp xác.
Đối với những ao nuôi đã lấy nước và chưa thả giống, bà con cần diệt khuẩn 2 lần bằng 2 loại thuốc diệt khuẩn khác nhau. Sau đó thực hiện gây màu nước, khi nước ao đạt độ trong 30 - 40 cm là thích hợp. Bà con nên thả giống theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Riêng đối với những ao nước quá trong, khó gây màu, bà con nên dùng EDTA để khử hàm lượng kim loại nặng trong môi trường nước trước khi tiến hành gây màu. Sau đó, nâng độ kiềm trong môi trường nước tối thiểu đạt 100 mg/lít, ổn định nhiệt độ bằng cách nâng mực nước trong ao nuôi đạt mức 1,3 - 1,5 mét, diệt rong và bổ sung phân DAP khoảng 2 - 3 kg/ 1.000m3.
Trong quá trình lấy nước và xử lý nước vào ao nuôi bà con nên theo dõi kỹ hàng ngày để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Nếu gặp khó khăn, vướng mắc bà con nên dành thời gian liên hệ với các Trạm Khuyến nông ở địa phương để được hướng dẫn them.
Có thể bạn quan tâm
Đó là kết quả nuôi thử nghiệm tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn An Giang trong thời gian gần đây. Tôm càng xanh toàn đực được nghiên cứu bởi Trường đại học Ben Gurion University of the Neveg (Israel). Thời gian nuôi tôm 6 tháng, chi phí sản xuất 1 kg tôm từ 100.000 – 120.000 đồng, trong khi giá bán hiện nay là 225.000 đồng/kg.
Trong những năm gần đây, nghề khai thác hải sản của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu đã có sự phát triển về tổ chức sản xuất. Đặc biệt, mô hình đánh bắt theo tổ đội, tàu đoàn đã góp phần làm giảm bớt chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm sau đánh bắt.
Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh gần đây, nhất từ khi Mỹ công nhận Việt Nam không bán chống phá giá tôm vào thị trường này. Làm cho người dân đầu tư đẩy mạnh phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến.
Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, trong năm 2013, diện tích mặt nước nuôi tôm và các loài thủy sản nước lợ toàn huyện đạt 970 ha, bằng 99,47% kế hoạch năm, tăng 0,32% so với cùng kỳ. Các diện tích nuôi tôm tập trung tại các xã khu Đông của huyện, gồm Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận. Trong đó, diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh gần 100 ha; nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép các đối tượng thủy sản khác (tôm, cá, cua, hàu)… theo phương thức thân thiện với môi trường 870 ha.
Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.