Đề Xuất Giải Pháp Phòng, Trị Bệnh Tôm Hùm Nuôi Lồng Bè

Chiều 8/11, Hội đồng KH-CN tỉnh Phú Yên xét duyệt đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh, hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và đề xuất giải pháp có hiệu quả để phòng, trị bệnh tôm hùm nuôi lồng bè” tại vùng biển 2 huyện Tuy An và TX Sông Cầu do tiến sĩ Võ Văn Nha, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Quan trắc cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Trung (Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng Thủy sản III) làm chủ nhiệm.
Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.
Phản biện đề tài, theo PGS.TS Đỗ Thị Hòa, nguyên giảng viên Trường đại học Nha Trang cho rằng, hiện nay tình trạng dịch bệnh trên con tôm hùm xảy ra phổ biến tại Phú Yên, để khắc phục dịch bệnh, nhiều người dân đã sử dụng thuốc kháng sinh không theo quy định và chưa mang lại hiệu quả cao. Trước thực trạng đó, việc đưa ra được giải pháp để phòng, trị bệnh hiệu quả trên con tôm hùm là rất cần thiết.
Đề tài trên được Hội đồng KH-CN tỉnh thống nhất đề nghị UBND tỉnh thông qua và cho phép thực hiện trong vòng 24 tháng (từ lúc được phê duyệt).
Related news

Anh Lý Tấn Thành, SN 1968, ngụ tại khóm 5, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi bồ cầu giống Hà Lan cho thu nhập khá.

Từ cuối năm 2012 đến nay, giá cá ngừ đại dương giảm mạnh khiến nhiều tàu câu cá ngừ đại dương nằm bờ. Bộ NN-PTNT và các địa phương có nghề câu cá ngừ đại dương đang tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn…

Gần 200 năm bén rễ trên đất Thanh Hà (Hải Dương), cây vải tổ Thúy Lâm đã làm nên thương hiệu cho một vùng quê nông nghiệp và trở thành điểm để du khách gần xa tìm về.

Từ khi áp dụng cách thức chăn nuôi mới theo mô hình an toàn sinh học, đến nay, huyện Phú Tân (An Giang) đã có 140 hộ tham gia. Với lợi ích thiết thực, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa tận dụng được năng lượng biogas để sử dụng trong sinh hoạt, mô hình chăn nuôi mang lợi ích kép này đã được nông dân đánh giá rất cao.

Ngày 24.6, huyện An Lão (Bình Định) đã tổ chức tổng kết mô hình trồng khảo nghiệm 0,5ha chanh dây tại thôn 1, xã An Toàn. Đây là mô hình được đầu tư từ nguồn vốn KHCN huyện năm 2012.