Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng đu đủ nằm nghiêng, hiệu quả bất ngờ

Trồng đu đủ nằm nghiêng, hiệu quả bất ngờ
Ngày đăng: 16/07/2015

Đu đủ là loại cây trồng có giá trị kinh tế khá cao. Tuy nhiên, hạn chế của đu đủ là thường bị bệnh xoắn lá, xoắn đọt, làm cho cây còi cọc không ra trái được. Qua nhiều năm canh tác loại cây này, anh Khải ở thôn Phú Thạnh, xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn, Ninh Thuận) đã đúc kết được những kinh nghiệm quý.

Vườn đu đủ của gia đình này rộng 6 sào, đang ở thời kỳ ra trái. Nhờ có nhiều sáng kiến trong canh tác, nên đu đủ cho trái to, đều, năng suất cao gấp rưỡi so với những hộ trồng theo cách thông thường. Hiện nay, cứ 4 ngày họ hái đu đủ 1 lần, mỗi lần thu được 1,4 tấn. Thương lái mua tận vườn giá 4.000 đồng/kg, tính ra mỗi ngày thu gần 300.000 đồng, liên tục trong vòng một năm nay.

Anh Khải chia sẻ, trồng đu đủ cho thu nhập cao hơn nhiều so với các loại cây khác. Tuy vậy, để đạt hiệu quả, khâu đầu tiên phải chọn được vùng đất thích hợp. Đặc tính của đu đủ là “nắng không ưa, mưa không chịu”, vì vậy chỉ trồng được ở vùng đất tơi, xốp, độ ẩm cao, thoát nước dễ. Việc chọn giống cũng rất quan trọng, để loại bỏ bớt cây đực, chỉ sử dụng những quả đu đủ to đều vừa chín ửng, mổ ra lấy hạt dùng rổ đãi chọn những hạt chắc phơi qua một nắng đưa đi ươm. Khi hạt nẩy mầm, cho vào bầu nuôi 30 ngày cây cao khoảng 15 cm là đưa ra trồng.

Thông thường, cây được trồng thẳng đứng, nhưng qua thực tế theo cách này cây chỉ phát triển nhanh về chiều cao, mà lại chậm ra trái, nếu gặp mưa lớn dễ đổ ngã. Cách làm của anh Khải là khi trồng đặt bầu giống nằm dọc, để thân đu đủ nằm nghiêng so với mặt đất, mật độ vừa phải, khoảng 300 cây/sào là vừa. Với cách trồng này, hạn chế cây phát triển chiều cao, trong khi bộ rễ và gốc cây to, chắc, khi đu đủ ra trái gặp mưa, gió vẫn không đổ ngã. Cần chú ý, quá trình chăm sóc chỉ dùng tay nhổ cỏ, không dùng cuốc làm đứt rễ, dẫn đến bị úng thủy, cây chết.

Với phương pháp canh tác mới của anh Khải, nếu được bà con áp dụng rộng rãi chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.


Có thể bạn quan tâm

Khó Mua Gạo Xuất Khẩu Khó Mua Gạo Xuất Khẩu

Theo ông Trần Bảo Toàn, GĐ DNTN Thanh Lịch (Đồng Tháp), giá gạo thành phẩm ở ĐBSCL đang ở mức khá cao. Ngày 8/7, gạo 5% tấm thành phẩm tại kho ở mức 8.200-8.300 đ/kg. Giá gạo 5% tấm khi cặp mạn tàu khoảng 8.400-8.500 đ/kg. Gạo thành phẩm 15% tấm ở mức 7.800 đ/kg …

11/07/2014
Xuất Khẩu Nông Sản 6 Tháng Đầu Năm Không Quá Tệ! Xuất Khẩu Nông Sản 6 Tháng Đầu Năm Không Quá Tệ!

Trong những ngành hàng nông sản XK chủ lực, hồ tiêu có lẽ là mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong nửa đầu năm nay. Tính đến giữa tháng 5, các DN đã XK được 83.471 tấn hạt tiêu, đạt giá trị trên 579 triệu USD.

19/06/2014
Để Diêm Dân Giữ Mãi Niềm Vui Để Diêm Dân Giữ Mãi Niềm Vui

Giữa trưa, trong cái nắng chói chang của mùa hè, trên đồng muối thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) nhưng hàng chục diêm dân mải miết lao động. Người cào, người gánh, người vận chuyển muối lên xe đưa đi tiêu thụ, tất cả đều rất hối hả.

11/07/2014
Dừng Đầu Tư Cơ Sở Chế Biến Cá Tra Phile Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Dừng Đầu Tư Cơ Sở Chế Biến Cá Tra Phile Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Không đầu tư thêm nhà máy chế biến cá tra phi lê ở ĐBSCL - Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại buổi lấy ý kiến dự thảo “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 10/7.

11/07/2014
Đưa Giá Trị Cà Phê Việt Ra Thế Giới Đưa Giá Trị Cà Phê Việt Ra Thế Giới

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 5 loại hình cà phê bền vững gồm: 4C, UTZ Certified, RFA và Fairtrade. Tuy nhiên với cà phê canh tác theo tiêu chuẩn 4C (canh tác dựa trên những tiêu chuẩn về kinh tế, môi trường, xã hội) được xem là loại hình phổ biến nhất do yêu cầu kỹ thuật ở mức cơ bản dễ tiếp cận đối với người dân.

19/06/2014