Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Quýt Đường Thêm Ngọt

Để Quýt Đường Thêm Ngọt
Ngày đăng: 03/12/2013

Hiện nay, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân thu được hiệu quả kinh tế cao. Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án khoa học để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Trong đó, đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất quýt đường ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” do PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.

Từ lâu, quýt đường là một trong những loại cây có múi nổi tiếng ở Hậu Giang, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhà vườn. Tuy nhiên, một bộ phận người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác nên năng suất thu được chưa cao. Do đó, chưa khai thác hết tiềm năng của loại cây trồng này.

Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất quýt đường ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” là việc làm hết sức có ý nghĩa, góp phần nâng cao năng suất của loại cây trồng vốn mang nhiều giá trị kinh tế này. Từ đó, tăng thêm thu nhập cho người trồng quýt.

Là một trong những hộ dân gắn bó lâu năm với cây quýt đường, ông Trần Minh Đông, ở ấp Phương Bình, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Lúc trước gia đình tôi đã đầu tư không ít vào vườn quýt đường và tốn nhiều thời gian chăm sóc, nhưng năng suất thu được chỉ khoảng 3 tấn/công. Tuy nhiên, kể từ khi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, năng suất tăng lên khoảng 3,5 tấn/công.

Do đó, gia đình tôi rất phấn khởi”. Khi tham gia đề tài này, gia đình ông Đông được hỗ trợ phân hữu cơ bón cho vườn quýt đường. Kết quả, vườn quýt đường của ông phát triển tốt và cho trái xum xuê. Theo kinh nghiệm của ông Đông, sau khi bón phân hữu cơ, nhà vườn cần thường xuyên tưới nước để cây có điều kiện hấp thu các chất dinh dưỡng, có như vậy sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng.

Trong quá trình triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tập huấn, chuyển giao kỹ thuật canh tác cho người dân. Bên cạnh đó, còn hướng dẫn nhà vườn kỹ thuật tỉa cành, tạo tán không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, mà còn để quýt phát triển tốt. Chính sự hướng dẫn tận tình của nhóm nghiên cứu đã giúp người dân nơi đây thu được hiệu quả cao trong quá trình canh tác.

Ông Lê Thanh Tự, ở ấp Mỹ Hưng, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Được sự hướng dẫn của nhóm nghiên cứu, hiện nay nhà vườn chúng tôi đã biết cách bón phân cân đối, cộng thêm sử dụng phân hữu cơ để bón cho vườn nên tiết kiệm được chi phí sản xuất. Ngoài ra, chúng tôi còn áp dụng các biện pháp tổng hợp vào canh tác để hạn chế sâu bệnh gây hại. Từ đó, nâng cao thu nhập cho gia đình”.

Được biết, trước đây ông Tự chủ yếu sử dụng phân hóa học để bón cho vườn quýt đường của mình. Nhưng kể từ khi được nhóm nghiên cứu hướng dẫn, ông đã thay đổi thói quen canh tác làm quen với phân hữu cơ. Kết quả, sau thời gian bón phân, vườn quýt đường phát triển rất tốt.

Cũng theo ông Tự, trong điều kiện canh tác như hiện nay, phân hữu cơ rất cần thiết đối với vườn cây ăn trái, nhằm giúp cây tăng năng suất, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, cải tạo độ phì nhiêu của đất, giúp các vi sinh vật trong đất có điều kiện phát triển. Do đó, rất có lợi đối với vườn cây ăn trái. Vì vậy, ông Tự quyết định sẽ tiếp tục sử dụng phân hữu cơ, hạn chế phân hóa học nhằm thu được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.

Ông Trần Văn Tuấn, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp đánh giá, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác đã giúp người dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế. Vì vậy, thời gian tới địa phương sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật cho người dân. Đồng thời, khuyến khích nhà vườn tham gia mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất quýt đường.

Có thể thấy, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại lợi ích thiết thực cho bà con nông dân. Trên cơ sở đó sẽ giúp người dân gia tăng lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác. Với những hiệu quả thu được, tin rằng, mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất quýt đường ở Phụng Hiệp sẽ ngày càng phát triển…


Có thể bạn quan tâm

Thiếu Hụt Tôm Do Dịch EMS Còn Kéo Dài Trong Một Vài Năm Tới Thiếu Hụt Tôm Do Dịch EMS Còn Kéo Dài Trong Một Vài Năm Tới

Theo Matthew Briggs, cố vấn nuôi trồng thủy sản của công ty Ridley Aquafeed với hơn chục năm kinh nghiệm trong ngành tôm Đông Nam Á, thiếu hụt do Hội chứng EMS khắp châu Á nhiều khả năng sẽ kéo dài ít nhất trong vài năm tới, thậm chí “có thể lâu hơn”

09/09/2013
Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Tôm Tại Một Số Địa Phương Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Tôm Tại Một Số Địa Phương

Thời gian qua, dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi liên tiếp diễn ra khiến nhiều hộ nuôi lao đao. Không chỉ gây nên thiệt hại về kinh tế, dịch bệnh còn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tôm là một trong những loài thủy sản được nuôi phổ biến do mang lại giá trị cao.

09/09/2013
Khảo Sát Tỷ Lệ Hao Hụt Của Lươn Nuôi Từ Nguồn Giống Khai Thác Tự Nhiên Khảo Sát Tỷ Lệ Hao Hụt Của Lươn Nuôi Từ Nguồn Giống Khai Thác Tự Nhiên

Theo kết quả khảo sát vào đầu năm 2013 của Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu về tỷ lệ hao hụt của lươn nuôi từ nguồn giống khai thác tự nhiên ở địa bàn xã Tân An thuộc thị xã Tân Châu cho thấy: Tỷ lệ hao hụt trung bình của lươn nuôi ở các mô hình nuôi lươn thương phẩm là: 59,27% .

09/09/2013
Khai Thác, Nuôi Trồng Thuỷ Sản Ở Vân Đồn Khai Thác, Nuôi Trồng Thuỷ Sản Ở Vân Đồn

Trong những năm qua, ngành Thuỷ sản Vân Đồn (Quảng Ninh) có những bước phát triển mạnh. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm đều đạt ở mức cao. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi nhuyễn thể, đã trở thành thế mạnh phát triển kinh tế của huyện Vân Đồn.

09/09/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Bò Phát Triển Chăn Nuôi Bò

Việc nuôi bò không chỉ có 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang), mà ngay cả vùng đầu nguồn, các huyện cù lao và ven sông Hậu cũng phát triển mạnh. Mô hình “2b” (trồng bắp và nuôi bò) trở nên phổ biến, khi nông dân tận dụng phụ phẩm trồng trọt để chăn nuôi, vừa giải quyết việc làm, vừa tăng thu nhập cho gia đình ở nông thôn.

09/09/2013