Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Người Dân Làm Giàu Với Cây Điều

Để Người Dân Làm Giàu Với Cây Điều
Ngày đăng: 10/03/2011

Theo Quyết định 39 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về định hướng chiến lược phát triển cây điều, đến năm 2010, diện tích điều ổn định ở mức 350.000ha. Tuy nhiên, thời gian qua diện tích điều liên tục sụt giảm do nông dân chuyển sang trồng các loại cây lâu năm khác, đẩy các doanh nghiệp vào cảnh thiếu nguyên liệu. Chính vì vậy, việc phát triển thế nào cho “vẹn cả đôi đường” đang là điều khiến nhiều nhà quản lý đau đầu.

Mấy năm gần đây, nhiều nông dân đã sử dụng giống ghép cao sản, đồng thời áp dụng đúng quy trình kỹ thuật thâm canh, chăm sóc, bảo vệ thực vật nên năng suất, chất lượng điều được cải thiện đáng kể.

Anh Lê Ngọc Thạch ở xã An Viễn (Trảng Bom - Đồng Nai) cho biết: “Sau 3 năm trồng điều ghép cao sản do Công ty xuất - nhập khẩu nông sản Đồng Nai (Donafoods) cung cấp giống và được kỹ sư Nguyễn Văn Đẩu tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc trên diện tích 2,8ha, vườn điều của gia đình đã cho trái bói, đạt năng suất hơn 3 tấn/ha, có năm lên tới 4 tấn/ha”. Năm qua, thời tiết bất lợi khiến sâu bệnh phát triển, song nhờ áp dụng đúng quy trình chăm sóc, bảo vệ nên vườn điều của gia đình anh vẫn thu hoạch được 3,4 tấn/0,8ha, diện tích còn lại đạt 2 tấn/ha.

Trước đây, 4,5ha điều của gia đình anh Nguyễn Văn Rung ở An Viễn chỉ cho năng suất vài tạ/ha, nhưng từ khi được Donafoods xác nhận tín chấp giúp anh vay vốn ngân hàng để đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, năng suất tăng lên 2,6 tấn/ha, trừ chi phí, lãi 60 triệu đồng/ha. Gắn bó với cây điều hơn 10 năm, anh Nguyễn Hà Y không chỉ có cuộc sống ổn định mà còn có cơ ngơi khang trang, có điều kiện nuôi 4 con học đại học.

Hiện huyện Xuân Lộc đã quy hoạch 14.000ha chuyên canh điều kinh doanh. Diện tích vườn điều cũ đều được cải tạo trồng giống cao sản và thực hiện biện pháp thâm canh; đồng thời xây dựng 58 câu lạc bộ (CLB) năng suất điều cao sản với 1.988 nông dân hưởng ứng.

Tham gia CLB năng suất cao, anh Trần Phước Liêu ở ấp Cây Da (xã Suối Cao), cũng như các thành viên khác luôn giữ được năng suất điều ổn định. Với 10ha điều cho thu hoạch hơn 2,5 tấn/ha, anh đã thu về lợi nhuận 60 – 75 triệu đồng/ha. Anh Phan Chinh ở ấp Suối Cát (xã Suối Cao) so sánh, nếu so với cao su thì điều kém hơn về giá trị kinh tế, nhưng chi phí đầu tư ít hơn, thu nhập ổn định và thời gian thu hái cũng kéo dài hơn. Nhờ tham gia CLB năng suất cao, anh có nhiều cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và thường xuyên được tập huấn kỹ thuật. Từ đó, năng suất điều của anh đã đạt 3,5 tấn/ha trong khi chi phí sản xuất lại hạ thấp.

Kết quả điều tra của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thấy, cả nước có 45% diện tích cây điều ghép không đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, việc buông lỏng quản lý sản xuất giống điều cũng góp thêm phần thất bại cho nhà vườn. Để cây điều phát triển bền vững, ông Nguyễn Thái Học, Tổng giám đốc Donafoods cho rằng, địa phương vùng trồng điều cần rà soát, xác định, phân vùng để bố trí vùng chuyên canh, làm cơ sở tiến hành đầu tư hạ tầng, cây giống, khoa học kỹ thuật... Như vậy cây điều mới đủ sức cạnh tranh với những loại cây khác, người trồng điều đảm bảo thu nhập.

Ngoài ra, cần có sự tham gia tiếp sức bằng đồng vốn vay với lãi suất ưu đãi của các ngân hàng để nông dân có thêm điều kiện đầu tư thâm canh.


Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Giống thủy sản tỉnh tập trung bảo vệ các loại giống thủy sản Trung tâm Giống thủy sản tỉnh tập trung bảo vệ các loại giống thủy sản

Nắng hạn kéo dài đã tác động xấu đến hoạt động ương nuôi và sản xuất các loại giống thủy sản tại các Trạm thực nghiệm (TTN) nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trước tình hình trên, Trung tâm Giống thủy sản (thuộc Sở NN&PTNT) đã ngừng sản xuất con giống, tập trung các biện pháp bảo vệ các loại giống thủy sản.

08/07/2015
Nuôi thủy sản lồng, bè trên sông Chà Và phải xử lý dứt điểm ô nhiễm nguồn nước Nuôi thủy sản lồng, bè trên sông Chà Và phải xử lý dứt điểm ô nhiễm nguồn nước

Từ đầu năm đến nay, cá, tôm, hàu nuôi tại các lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa Vũng Tàu) vẫn chết rải rác. Đỉnh điểm là vào giữa tháng 6-2015, hiện tượng cá, tôm chết với mật độ cao hơn. Theo các hộ nuôi, để đưa nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và vào quy hoạch ổn định thì phải giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

08/07/2015
Chuyển đổi trên 3.800 ha lúa sang trồng bắp và rau màu Chuyển đổi trên 3.800 ha lúa sang trồng bắp và rau màu

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, trong vụ đông xuân 2014 - 2015 và hè thu 2015, toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 3.800 ha đất lúa sang trồng bắp và rau màu. Cụ thể, ở vụ đông xuân 2014 -2015, toàn tỉnh chuyển đổi trên 3.400 ha, trong đó diện tích trồng bắp chiếm gần 2.600 ha. Riêng vụ hè thu 2015, huyện Hàm Thuận Bắc chuyển đổi 95 ha đất trồng lúa sang trồng rau các loại và huyện Tánh Linh chuyển đổi 400 ha đất trồng lúa sang trồng bắp.

08/07/2015
Tập huấn mô hình nuôi cá lăng nha Tập huấn mô hình nuôi cá lăng nha

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với Hội Nông dân thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá lăng nha cho 30 hộ dân trên địa bàn tỉnh.

09/07/2015
Đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong nuôi trồng thủy sản Đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong nuôi trồng thủy sản

Sở NN&PTNT cho biết, thời gian qua đã có 14.000 ha tôm nuôi sinh thái của Cà Mau được chứng nhận đạt chuẩn quốc tế. Trong thời gian tới, ngành sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận nuôi trồng thủy sản quốc tế để từng bước nâng cao giá trị con tôm Cà Mau.

09/07/2015