Để Người Dân Làm Giàu Với Cây Điều
Theo Quyết định 39 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về định hướng chiến lược phát triển cây điều, đến năm 2010, diện tích điều ổn định ở mức 350.000ha. Tuy nhiên, thời gian qua diện tích điều liên tục sụt giảm do nông dân chuyển sang trồng các loại cây lâu năm khác, đẩy các doanh nghiệp vào cảnh thiếu nguyên liệu. Chính vì vậy, việc phát triển thế nào cho “vẹn cả đôi đường” đang là điều khiến nhiều nhà quản lý đau đầu.
Mấy năm gần đây, nhiều nông dân đã sử dụng giống ghép cao sản, đồng thời áp dụng đúng quy trình kỹ thuật thâm canh, chăm sóc, bảo vệ thực vật nên năng suất, chất lượng điều được cải thiện đáng kể.
Anh Lê Ngọc Thạch ở xã An Viễn (Trảng Bom - Đồng Nai) cho biết: “Sau 3 năm trồng điều ghép cao sản do Công ty xuất - nhập khẩu nông sản Đồng Nai (Donafoods) cung cấp giống và được kỹ sư Nguyễn Văn Đẩu tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc trên diện tích 2,8ha, vườn điều của gia đình đã cho trái bói, đạt năng suất hơn 3 tấn/ha, có năm lên tới 4 tấn/ha”. Năm qua, thời tiết bất lợi khiến sâu bệnh phát triển, song nhờ áp dụng đúng quy trình chăm sóc, bảo vệ nên vườn điều của gia đình anh vẫn thu hoạch được 3,4 tấn/0,8ha, diện tích còn lại đạt 2 tấn/ha.
Trước đây, 4,5ha điều của gia đình anh Nguyễn Văn Rung ở An Viễn chỉ cho năng suất vài tạ/ha, nhưng từ khi được Donafoods xác nhận tín chấp giúp anh vay vốn ngân hàng để đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, năng suất tăng lên 2,6 tấn/ha, trừ chi phí, lãi 60 triệu đồng/ha. Gắn bó với cây điều hơn 10 năm, anh Nguyễn Hà Y không chỉ có cuộc sống ổn định mà còn có cơ ngơi khang trang, có điều kiện nuôi 4 con học đại học.
Hiện huyện Xuân Lộc đã quy hoạch 14.000ha chuyên canh điều kinh doanh. Diện tích vườn điều cũ đều được cải tạo trồng giống cao sản và thực hiện biện pháp thâm canh; đồng thời xây dựng 58 câu lạc bộ (CLB) năng suất điều cao sản với 1.988 nông dân hưởng ứng.
Tham gia CLB năng suất cao, anh Trần Phước Liêu ở ấp Cây Da (xã Suối Cao), cũng như các thành viên khác luôn giữ được năng suất điều ổn định. Với 10ha điều cho thu hoạch hơn 2,5 tấn/ha, anh đã thu về lợi nhuận 60 – 75 triệu đồng/ha. Anh Phan Chinh ở ấp Suối Cát (xã Suối Cao) so sánh, nếu so với cao su thì điều kém hơn về giá trị kinh tế, nhưng chi phí đầu tư ít hơn, thu nhập ổn định và thời gian thu hái cũng kéo dài hơn. Nhờ tham gia CLB năng suất cao, anh có nhiều cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và thường xuyên được tập huấn kỹ thuật. Từ đó, năng suất điều của anh đã đạt 3,5 tấn/ha trong khi chi phí sản xuất lại hạ thấp.
Kết quả điều tra của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thấy, cả nước có 45% diện tích cây điều ghép không đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, việc buông lỏng quản lý sản xuất giống điều cũng góp thêm phần thất bại cho nhà vườn. Để cây điều phát triển bền vững, ông Nguyễn Thái Học, Tổng giám đốc Donafoods cho rằng, địa phương vùng trồng điều cần rà soát, xác định, phân vùng để bố trí vùng chuyên canh, làm cơ sở tiến hành đầu tư hạ tầng, cây giống, khoa học kỹ thuật... Như vậy cây điều mới đủ sức cạnh tranh với những loại cây khác, người trồng điều đảm bảo thu nhập.
Ngoài ra, cần có sự tham gia tiếp sức bằng đồng vốn vay với lãi suất ưu đãi của các ngân hàng để nông dân có thêm điều kiện đầu tư thâm canh.
Related news
Ngày 10/2, Công ty cổ phần tinh bột sắn FOCOCEV (Sông Hinh - Phú Yên) bước vào vụ sản xuất năm 2014. Trong niên vụ này, công ty phấn đấu thu mua 262.500 tấn sắn nguyên liệu, sản xuất 75.000 tấn tinh bột.
Có một “xã tỏi” ở Khánh Hòa chẳng khác gì những “xã tỏi” nổi tiếng ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Từ khi cây tỏi bén duyên, những vết tích cằn cỗi của cả một dải ven biển dần được xóa đi và thay màu áo mới…
Trong khi bưởi hồ lô “cháy” hàng do lượng cung không đủ cầu thì một số nhà vườn ở miền Tây lại thất thu trầm trọng dưa hấu thỏi vàng, dưa hấu hồ lô...
Xã Phú Tân (mới chia ra từ xã Phú hữu), huyện Châu Thành, Hậu Giang, nằm cặp bờ Nam sông Hậu, cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 15km. Nơi đây là cái “nôi” của bưởi Năm Roi và nhiều loại cây ăn quả khác.
Ông Lê Quang Bé, xã Phú Thạnh, cho biết, để chuẩn bị cho mãng cầu xiêm vụ Tết này, hàng năm nông dân phải tập trung bón phân, phun thuốc dưỡng cây từ tháng 6 và sau đó khoảng 2 tháng, cây bắt đầu ra hoa và tiến hành thụ phấn nhân tạo để tỷ lệ đậu trái cao và chất lượng tốt hơn.