Đề nghị Chính phủ hỗ trợ nông dân vụ lúa không kết hạt
Lúa không kết hạt nên bà con nông dân làng Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đành cắt về cho bò ăn
Ngày 5-10, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết sở này vừa báo cáo chủ tịch UBND tỉnh vụ việc diện tích lúa mùa 2015 ở xã Vĩnh Long không kết hạt, phải cắt cho trâu bò ăn.
Theo thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa diện tích lúa mùa 2015 tại làng Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc bị thiệt hại nặng nề.
Tổng diện tích lúa mùa của xã bị thiệt hại là 83,73ha, trong đó diện tích thiệt hại trên 70% là 34,93ha, diện tích thiệt hại 30-70% là 48,8ha.
Loại giống bị thiệt hại là lúa lai 50,24ha, lúa thuần 33,49ha (gồm giống Q5 và BC15).
Nguyên nhân gây ra thiệt hại diện tích lúa nêu trên là do nắng hạn, thiếu nước ngay từ đầu vụ, dẫn đến việc gieo cấy muộn hơn so với khung thời vụ.
Sau giai đoạn cấy, tuy có nước cho lúa sinh trưởng, phát triển bình thường, nhưng đến giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông (từ ngày 20 đến 27-8) bị thiếu nước nghiêm trọng
Kết hợp ảnh hưởng của nhiệt độ cao, gió tây khô nóng, nên phần lớn diện tích lúa của xã Vĩnh Long trổ đúng vào thời gian nền nhiệt độ cao từ 38-40°C, dẫn đến hạt phấn, vòi nhụy bị chết, hạt lúa bị lép lửng, không kết hạt được.
Hệ thông tưới cho diện tích lúa trên do Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Long đảm nhận đã bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo nước tưới thường xuyên, dẫn đến lúa sinh trưởng kém, bị lép.
UBND huyện và sở đã báo cáo UBND tỉnh để đề xuất Chính phủ hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra và khôi phục sản xuất theo quy định của Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
Hiện toàn huyện có gần 6.000 đàn ong, bình quân mỗi đàn cho 3 lít mật/năm, tập trung nhiều ở các xã Giàng Chu Phìn, Thượng Phùng, Xín Cái, Pải Lủng, Sủng Trà và thị trấn Mèo Vạc... Thời điểm này, các chủ ong đang bắt đầu thu hoạch mật ong với sản lượng đạt khá cao.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi dần trở thành ngành chủ lực của tỉnh, góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, với những vướng mắc đang tồn tại đã khiến ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và cần có giải pháp hữu hiệu để vực dậy lĩnh vực này.
Trở lại vùng nuôi tôm của xã bãi ngang Kim Trung (Kim Sơn, Ninh Bình) thời điểm này, chúng tôi nhận thấy khung cảnh ở đây đã thay đổi đi nhiều, phần lớn các ao, đầm nuôi tôm trước đây cạn trơ đáy bây giờ đã được người dân tiến hành thả nuôi vụ mới.
Hiện nay, 1 ha Macadamia (còn gọi là Macca) đem lại thu nhập từ 2.000- 3.000 USD cho nông dân (15USD/kg). Đây là mức thu nhập khá cao so với việc canh tác nhiều loại cây khác.
Có thâm niên nuôi thủy sản hơn 10 năm nay và tích lũy được nhiều kỹ thuật để tạo ra ếch giống và các loại cá giống, ông Võ Đình Chiến, ở xã Long Bình, huyện Long Mỹ nhiều năm liền được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, là một trong những mô hình nuôi thủy sản có quy mô và đạt hiệu quả cao ở Long Mỹ.