Đề nghị Chính phủ hỗ trợ nông dân vụ lúa không kết hạt

Lúa không kết hạt nên bà con nông dân làng Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đành cắt về cho bò ăn
Ngày 5-10, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết sở này vừa báo cáo chủ tịch UBND tỉnh vụ việc diện tích lúa mùa 2015 ở xã Vĩnh Long không kết hạt, phải cắt cho trâu bò ăn.
Theo thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa diện tích lúa mùa 2015 tại làng Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc bị thiệt hại nặng nề.
Tổng diện tích lúa mùa của xã bị thiệt hại là 83,73ha, trong đó diện tích thiệt hại trên 70% là 34,93ha, diện tích thiệt hại 30-70% là 48,8ha.
Loại giống bị thiệt hại là lúa lai 50,24ha, lúa thuần 33,49ha (gồm giống Q5 và BC15).
Nguyên nhân gây ra thiệt hại diện tích lúa nêu trên là do nắng hạn, thiếu nước ngay từ đầu vụ, dẫn đến việc gieo cấy muộn hơn so với khung thời vụ.
Sau giai đoạn cấy, tuy có nước cho lúa sinh trưởng, phát triển bình thường, nhưng đến giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông (từ ngày 20 đến 27-8) bị thiếu nước nghiêm trọng
Kết hợp ảnh hưởng của nhiệt độ cao, gió tây khô nóng, nên phần lớn diện tích lúa của xã Vĩnh Long trổ đúng vào thời gian nền nhiệt độ cao từ 38-40°C, dẫn đến hạt phấn, vòi nhụy bị chết, hạt lúa bị lép lửng, không kết hạt được.
Hệ thông tưới cho diện tích lúa trên do Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Long đảm nhận đã bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo nước tưới thường xuyên, dẫn đến lúa sinh trưởng kém, bị lép.
UBND huyện và sở đã báo cáo UBND tỉnh để đề xuất Chính phủ hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra và khôi phục sản xuất theo quy định của Nhà nước.
Related news

Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, cả nước vẫn còn 1 ổ dịch cúm gia cầm tại xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau và dịch lở mồm long móng xảy ra tại 16 hộ chăn nuôi ở 4 xã, thị trấn (Bằng Vân, thị trấn Nà Phặc, Đức Vân và Vân Tùng) thuộc huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn chưa qua 21 ngày.

Trong những năm gần đây, người dân ở huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích trồng vải thiều sang trồng các loại cây ăn quả khác đem lại thu nhập cao, ổn định. Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, nơi đây là một trong những "vựa" quả lớn nhất của tỉnh Bắc Giang.

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Vê, ở thôn Jang Cách, từ lâu đã ấp ủ đầu tư chăn nuôi bò, nhưng mãi chưa thể thực hiện được vì không đủ vốn. Tuy nhiên, sau khi trình bày nguyện vọng tại các buổi sinh hoạt chi đoàn thôn, năm 2013, anh được Đoàn xã xét để được vay nguồn vốn từ Dự án chăn nuôi bò của huyện do tổ chức Đoàn quản lý. Với khoản vốn vay gần 13 triệu đồng, cộng thêm tiền của gia đình, anh đã mua một cặp bò mẹ về nuôi.

Do gieo sạ gặp được thời tiết thuận lợi nên cây lúa phát triển nhanh, ít sâu bệnh. Hiện tại, lúa đang trong thời kỳ phát triển rất cần chăm sóc, gia đình tôi phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời bón các loại phân thích hợp giúp cây phát triển tốt, với hy vọng đạt năng suất cao”.

Vụ Đông - xuân năm nay, huyện Quang Bình gieo cấy 1.898 ha lúa. Đến nay, nhân dân đã làm đất xong 100% diện tích, nhiều xã vùng thấp như Vĩ Thượng, Xuân Giang, Bằng Lang, Tân Bắc, Tân Trịnh, thị trấn Yên Bình... bà con nông dân đang tiến hành gieo cấy đạt trên 80% diện tích.