Để Cây Đu Đủ Thấp Lùn Dễ Thu Hoạch Trái

Làm thế nào để khi trồng có được những cây đu đủ thấp lùn, dễ hái trái. Bởi đu đủ là loại cây thân thảo to, không nhánh, cao khoảng 3 - 10 m. Cây đu đủ - là loại cây ăn trái phổ thông, bổ dưỡng một trong năm loại trái cây cần có trong mâm ngũ quả của người Việt trong ngày lể tết.
Chúng có tên khoa học Carica apaya L. thích nghi rộng trên nhiều loại đất, được trồng phổ biến ở các nhà vườn trong nước. Trái đu đủ chín là loại có giá trị dinh dưỡng lớn và có nhiều công dụng.
Nhiệt độ thích hợp với cây đu đủ 20 - 26 độ C. Cây không chịu ngập và chịu rét kém; không có rễ cái chỉ có nhiều rễ cố định để giữ cho cây được vững, thường không ăn sâu (chỉ khoảng 0,5 - 0,8 m); rễ hút phát triển nhiều ở tầng mặt đất từ 10 - 30 cm; rễ hút rất nhỏ, trên rễ mang rất nhiều lông hút với chức năng hút nước và chất dinh dưỡng. Rễ đu đủ là loại yếu mềm, dòn, dễ bị thối khi bị ngập úng.
Chú ý khi trồng đu đủ cần thực hiện một số biện pháp kỷ thuật để tránh ngập úng gây chết cây. Trước hết là việc đào mương rộng, để có đủ đất đắp luống cao cách mực nước ngầm cao nhất khoảng 60 - 70 cm; mặt luống có hình mui luyện, tạo thoát nước, không để nước đọng khi có mưa lớn và kéo dài.
Ở những nơi thường bị ảnh hưởng lũ lụt, người ta phải lên luống trồng thật cao, không để đu đủ ngập úng trong mùa lũ lụt. Không đi lại nhiều trong vườn đu đủ đang bị ngập nước sẽ làm cho cây đu đủ nhanh chết. Đu đủ là một trong những cây sợ úng nước nhất trong các loại cây ăn trái ở nước ta.
Cây đu đủ thường có thân cao từ 3 đến 10 m. Không có cành nhánh. Để hạn chế chiều cao, ở các nước như Thái Lan, Malaisia, Đài Loan... có kinh nghiệm trong việc áp dụng biện pháp kỷ thuật làm cây đu đủ lùn như sử dụng giống lai, thực hiện việc uốn cong cây và ghép cây nhằm giảm chiều cao cây đu đủ.
Những kinh nghiệm này đã được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam thử nghiệm thành công phương pháp ghép mắt đu đủ và áp dụng kỹ thuật uốn cong để hạ chiều cao của chúng. Với phương pháp này thì các cây con được trồng trên luống cao 30 - 40 cm, rộng từ 1 - 1,2 m. Khi cây con cao khoảng 30 cm thì bắt đầu tiến hành uốn cong cây, làm cho phần thân gần gốc tọa thành một góc khoảng 300 độ so với mặt luống.
Chú ý: uốn cong từ từ, tránh làm gãy thân, xước vỏ và dùng cọc và dây mềm để buộc cố định cho đến khi cây phát triển ổn định. Với phương pháp này có thể làm cho cây có dạng thấp, ít tốn công chăm sóc, thu hái và đặc biệt có thể tăng được mật độ trồng nên năng suất và lợi nhuận cũng tăng.
Có thể bạn quan tâm

“Họ đã chế tạo thành công thuyền du lịch chạy bằng năng lượng mặt trời, không tiếng ồn, không ô nhiễm. Vậy là đã có phương tiện di chuyển không làm chim cò bay dáo dác rồi”.

Đối tượng áp dụng là cá nhân, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã... Các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sự thành công của nghiên cứu này dự báo sẽ cho ra 1 chất có cùng chức năng bổ sung protein cho heo, nhưng lại rẻ hơn bột cá mà các trại heo vẫn hay sử dụng.

Đến thăm khu nuôi tôm công nghiệp theo hình thức khép kín của gia đình ông Bùi Ngọc Liêm, khu 9, phường Hải Hoà (Móng Cái - Quảng Ninh) chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, khâm phục trước quyết tâm và sự mạnh dạn của người nông dân dám nghĩ, dám làm này, mà còn bởi sự say mê, sáng tạo trong lao động của ông.

Thời gian vừa qua, ở ĐBSCL xuất hiện nhiều thương lái lùng sục từng nhà dân tìm mua cá sấu con, khiến loại cá này hút hàng và tăng giá bất thường. Tại An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu… giá cá sấu con tăng gấp đôi so với trước đây, hiện ở mức 550.000 - 700.000 đồng/con (cá sấu 15 - 20 ngày tuổi).