Để Cây Đu Đủ Thấp Lùn Dễ Thu Hoạch Trái

Làm thế nào để khi trồng có được những cây đu đủ thấp lùn, dễ hái trái. Bởi đu đủ là loại cây thân thảo to, không nhánh, cao khoảng 3 - 10 m. Cây đu đủ - là loại cây ăn trái phổ thông, bổ dưỡng một trong năm loại trái cây cần có trong mâm ngũ quả của người Việt trong ngày lể tết.
Chúng có tên khoa học Carica apaya L. thích nghi rộng trên nhiều loại đất, được trồng phổ biến ở các nhà vườn trong nước. Trái đu đủ chín là loại có giá trị dinh dưỡng lớn và có nhiều công dụng.
Nhiệt độ thích hợp với cây đu đủ 20 - 26 độ C. Cây không chịu ngập và chịu rét kém; không có rễ cái chỉ có nhiều rễ cố định để giữ cho cây được vững, thường không ăn sâu (chỉ khoảng 0,5 - 0,8 m); rễ hút phát triển nhiều ở tầng mặt đất từ 10 - 30 cm; rễ hút rất nhỏ, trên rễ mang rất nhiều lông hút với chức năng hút nước và chất dinh dưỡng. Rễ đu đủ là loại yếu mềm, dòn, dễ bị thối khi bị ngập úng.
Chú ý khi trồng đu đủ cần thực hiện một số biện pháp kỷ thuật để tránh ngập úng gây chết cây. Trước hết là việc đào mương rộng, để có đủ đất đắp luống cao cách mực nước ngầm cao nhất khoảng 60 - 70 cm; mặt luống có hình mui luyện, tạo thoát nước, không để nước đọng khi có mưa lớn và kéo dài.
Ở những nơi thường bị ảnh hưởng lũ lụt, người ta phải lên luống trồng thật cao, không để đu đủ ngập úng trong mùa lũ lụt. Không đi lại nhiều trong vườn đu đủ đang bị ngập nước sẽ làm cho cây đu đủ nhanh chết. Đu đủ là một trong những cây sợ úng nước nhất trong các loại cây ăn trái ở nước ta.
Cây đu đủ thường có thân cao từ 3 đến 10 m. Không có cành nhánh. Để hạn chế chiều cao, ở các nước như Thái Lan, Malaisia, Đài Loan... có kinh nghiệm trong việc áp dụng biện pháp kỷ thuật làm cây đu đủ lùn như sử dụng giống lai, thực hiện việc uốn cong cây và ghép cây nhằm giảm chiều cao cây đu đủ.
Những kinh nghiệm này đã được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam thử nghiệm thành công phương pháp ghép mắt đu đủ và áp dụng kỹ thuật uốn cong để hạ chiều cao của chúng. Với phương pháp này thì các cây con được trồng trên luống cao 30 - 40 cm, rộng từ 1 - 1,2 m. Khi cây con cao khoảng 30 cm thì bắt đầu tiến hành uốn cong cây, làm cho phần thân gần gốc tọa thành một góc khoảng 300 độ so với mặt luống.
Chú ý: uốn cong từ từ, tránh làm gãy thân, xước vỏ và dùng cọc và dây mềm để buộc cố định cho đến khi cây phát triển ổn định. Với phương pháp này có thể làm cho cây có dạng thấp, ít tốn công chăm sóc, thu hái và đặc biệt có thể tăng được mật độ trồng nên năng suất và lợi nhuận cũng tăng.
Related news

Ngày 16/10, Dự án Mây Tre Keo bền vững WWF-Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn kế hoạch phát triển ngành Mây Tre tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2020.

Cái vòng luẩn quẩn, tìm chỗ đứng cho loài cây bám trụ trên đất rẫy ở Thới Bình (Cà Mau), vẫn cứ bấp bênh từ nhiều năm nay. Vùng đất phèn mặn này trước đây người nông dân trồng cây khóm, cây tràm rồi cây trúc…

Xuất phát điểm chỉ với hai bàn tay trắng, nhưng bằng ý chí và quyết tâm làm giàu, ông Nguyễn Hành, ngụ thôn Trường Giang, xã Trà Tân (Trà Bồng - Quảng Ngãi) trở thành nông dân tiêu biểu của vùng đất quế, khi hằng năm thu lãi gần 300 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp.

Từng mang lại đời sống sung túc cho hàng trăm ngàn hộ công nhân và vùng trồng cao su, bỗng chốc cây trồng chủ lực này của Tây Nguyên và nhiều tỉnh trong cả nước lại bị chủ nhân quay lưng, thậm chí nhiều nơi đốn hạ không thương tiếc. Tất cả chỉ vì một lý do: Giá.

Tờ Nikkei Asian Review cho biết, tập đoàn Kitoku Shinryo của Nhật Bản sẽ đầu tư 3,36 triệu USD để phát triển giống lúa chất lượng cao tại Việt Nam.