Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long
Sau đợt hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống bệnh đốm nâu trên thanh long do Bộ Nông nghiệp & PTNT phát động từ ngày 25/11/2014. Tiếp đó, UBND tỉnh phát động và thực hiện đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long đến 30/3/2015.
Nhờ vậy, diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu giảm rõ rệt, trong tháng 9/2014, diện tích thanh long nhiễm đốm nâu là 12.870 ha thì đến ngày 11/5/2015, diện tích nhiễm nặng và trung bình không còn, diện tích nhiễm nhẹ 308,2 ha. Tuy nhiên, bước vào mùa mưa năm 2015, diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm nâu đã tăng nhanh chóng, đến tháng 6/2015, đã có 2.582 ha bị nhiễm, chủ yếu mức độ nhẹ và trung bình, tập trung ở Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, La Gi, Bắc Bình...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT đã nghe một số ý kiến của các hộ nông dân, các nhà khoa học về quá trình bùng phát dịch bệnh đốm nâu, những khó khăn trong quá trình triển khai... Ông Lê Quốc Doanh đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực của địa phương trong quá trình phòng chống, đối phó dịch bệnh, về hướng tới đề nghị cần phải kiên trì, đối phó bằng nhiều biện pháp tổng hợp, lâu dài. Đặc biệt, địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền đến nông dân về quy trình phòng chống đốm nâu, nâng cao nhận thức của bà con trong phòng chống bệnh. Ông Lê Quốc Doanh chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật chủ trì, cùng các viện tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình phòng chống bệnh đốm nâu theo hướng đảm bảo hiệu quả, dễ thực hiện...
Related news
Từ ngày 6-9 tới, chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với phòng chuyên môn cấp huyện, nơi có cơ sở nuôi chim yến, trường hợp đã nuôi chim yến trước ngày 6-9 thì phải khai báo chậm nhất vào ngày 31-12-2013. Khi có sự thay đổi về quy mô diện tích và số lượng của cơ sở nuôi chim yến, tổ chức, cá nhân nuôi chim yến phải khai báo chậm nhất vào ngày 30-10 hàng năm.
Lúc 15 giờ 10 phút ngày 15-10-2013, tại địa bàn ấp Phước Thọ, xã Đa Phước (An Phú), hàng loạt bè cá của người dân bị dòng nước lũ cuốn trôi và nhấn chìm (tại khu vực gần cầu Cồn Tiên). Phóng viên Báo An Giang đã có mặt tại hiện trường để tìm hiểu vụ việc.
Chuối tiêu hồng được biết đến là giống chuối đặc sản, ngày xưa thường được dùng để cung tiến cho vua chúa. Thời gian vừa qua, giống này đã được Viện Nghiên cứu rau quả tuyển chọn, phục tráng và nhân giống thành công bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Phát huy lợi thế đất đai, nguồn nước, mấy năm trở lại đây, nông dân thôn Hoà Sơn, xã Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã liên kết trồng cải ngọt an toàn. Nhiều hộ dân đã có thu nhập cao từ loại cây trồng này.
Từ giữa tháng 5 đến nay, trên địa bàn huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng), đã có hàng nghìn hộ dân hưởng ứng ra quân tỉa thưa, tỉa tán, tạo cành cho cây điều.