Đầu Xuân Ngắm Đàn Lợn Ngũ Sắc Kỳ Lạ Ở Hà Nội

Nghe cứ ngỡ là loại heo cảnh nhưng thực ra đó là đàn lợn có mẹ là giống lai kinh tế màu trắng được phối với con lợn đực to tới hơn 1 tạ có màu vàng da bò rất đẹp.
Bà Đàm Thị Ngọc ở xóm Na Sơn, xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) – chủ nhân của đàn lợn trên cho biết: "Theo chủ của con lợn đực này thì đây là giống lợn Mỹ, đã có nhiều hộ chăn nuôi cho phối với lợn của nhà ông và đẻ ra con lai có màu vàng (giống bố), đen, đen trắng thì khá nhiều, nhưng đàn con có tới bốn năm màu thì chưa thấy".
Con lợn nái của bà Ngọc đã đẻ được 10 con trong đó có 2 con màu vàng ươm, 3 con đen, 1 con trắng muốt, 3 con trắng đốm đen và đặc biệt có một con có sọc dưa màu nâu đen trông như giống lợn rừng, nhìn cả đàn chạy nhảy tranh nhau ăn thật thích mắt.
Chúng rất háu ăn và lớn nhanh như thổi, mới được hơn một tháng mà cứ như sắp xuất chuồng, con nào cũng được hơn chục ký và đã được mọi người đăng ký mua hết.
Hiện nhà bà Ngọc còn một heo nái khác cũng lấy giống từ con lợn đực này và vừa đẻ 16 con được hơn chục ngày, nhưng bà chỉ để lại 10 con nuôi cho đỡ hại mẹ, trong đó có mỗi con màu vàng còn lại là màu trắng.
Có thể bạn quan tâm

Liên tục trong 8 năm qua, nông dân xã Pró, Đơn Dương đã chuyển đổi diện tích 125ha lúa sang trồng cây củ năng. Thu nhập tăng lên vượt trội, nhưng người nông dân vẫn đang rất cần những mô hình liên kết thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ ổn định, lâu dài.

Nghề dệt thảm xơ dừa ở Cửu Lợi bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước. Thời điểm hưng thịnh của làng nghề là những năm sau giải phóng, khi HTX thảm xơ dừa Tam Quan Nam còn hoạt động mạnh mẽ. Bấy giờ thảm sản xuất chủ yếu xuất sang thị trường Liên Xô (cũ).

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng (Sở NN-PTNT), việc pha chế một số loại thuốc trừ sâu thảo mộc có tác dụng cao nhưng không ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông sản và môi trường đang được nhiều hộ nông dân trong tỉnh quan tâm.

Mặc dù Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đã có hiệu lực hơn 2 tháng nhưng công tác triển khai còn chậm chạp. Cả người nuôi lẫn doanh nghiệp đều lâm cảnh ngóng chờ hiệu ứng của chính sách.

Từng là cán bộ của một hợp tác xã nông nghiệp, ông Tín đã quen dần với những kỹ thuật mới về nuôi gà. Khi đã về hưu, ông tiếp tục phát triển nghề chăn nuôi này. Ông nói: “Thấy diện tích đất cát bỏ hoang hóa nhiều quá, bỏ thì phí nhưng làm mùa thì không đạt hiệu quả.