Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu Tư Tiền Tỷ Làm Nhà... Nuôi Yến

Đầu Tư Tiền Tỷ Làm Nhà... Nuôi Yến
Ngày đăng: 18/06/2013

Năm 2008, nghề nuôi yến chính thức xuất hiện, khi TP.Hồ Chí Minh thực hiện đề án thí điểm nhà nuôi yến tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ). Từ đó đến nay, hoạt động dẫn dụ yến phát triển rầm rộ.

Phong trào này nhanh chóng lan khắp các xã của huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè...

Không chỉ ngoại thành, nhiều khu vực nội thành nhà nuôi yến cũng mọc tràn lan. Tại Cù lao Long Phước (quận 9), khu dân cư Nam Long (quận 9), đường D5 (Bình Thạnh), 3.2 (quận 10), Huỳnh Tấn Phát (quận 7)... dù giữa khu dân cư đông đúc nhưng vẫn xuất hiện nhiều nhà dẫn dụ yến.

Việc nuôi yến trong khu dân cư khiến nhiều người dân khổ vì phân vương vãi khắp nơi và bốc mùi khó chịu. Sinh hoạt gia đình bị ảnh hưởng do âm thanh dụ yến phát liên tục trong ngày.

Ông Phạm Trọng Đức- Phó phòng Kinh tế huyện Cần Giờ cho biết, hiện nay việc nuôi yến đã lan sang nhiều khu vực của huyện với con số khoảng 200 nhà. Huyện chưa dám cấp phép xây dựng nhà nuôi chim yến, nhưng người dân lách luật bằng cách xin cấp phép xây nhà ở rồi trên cơ sở đó chuyển đổi công năng thành nhà nuôi chim yến. Vấn đề này huyện không biết xử lý như thế nào vì chưa có văn bản hướng dẫn.

Ông Huỳnh Tấn Phát - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 402 nhà nuôi yến. Thành phố đang soạn thảo quy chế, quy định tạm thời về hoạt động dẫn dụ, nuôi yến trong nhà và đang được xem xét để thông qua.

“Riêng đối với các hộ nuôi yến trong khu dân cư, những nhà yến tồn tại trước khi ban hành quy chế, nếu không phù hợp sẽ có biện pháp điều chỉnh, khắc phục. Sau đó thành phố sẽ có lộ trình di dời” - ông Phát nói.


Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ổn định, bệnh trên tôm đã giảm Thời tiết ổn định, bệnh trên tôm đã giảm

Từ đầu năm 2015 đến nay, do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, bệnh trên tôm thường xuyên xảy ra, mầm bệnh trong tự nhiên khá cao, trên 40% số mẫu nên thả nuôi tôm rất chậm. Đến nay, tổng diện tích thả giống chỉ được 4.000ha, trong đó tôm sú 458ha, tôm thẻ chân trắng 3.532ha, chỉ đạt 61% kế hoạch năm. Diện tích bị thiệt hại lên đến 834ha, chiếm 21% tổng diện tích thả nuôi.

26/06/2015
Mùa tôm thất bát Mùa tôm thất bát

Những ngày này là thời điểm chuẩn bị kết thúc mùa tôm năm 2015 ở Phú Lộc (Thừa Thiên Huế). So với mọi năm, khi hỏi đến mùa tôm này các chủ nuôi đều lắc đầu vì thua lỗ.

26/06/2015
Đà Nẵng có HTX dịch vụ hậu cần nghề cá đầu tiên Đà Nẵng có HTX dịch vụ hậu cần nghề cá đầu tiên

Hợp tác xã (HTX) dịch vụ hậu cần nghề cá ra đời với mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động đánh bắt xa bờ của ngư dân, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế biển.

26/06/2015
Giá tôm tăng trên thị trường Nhật Bản Giá tôm tăng trên thị trường Nhật Bản

Tháng 1/2015, giá tôm trên thị trường Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng cuối năm 2014 tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 4/2015, giá tăng đều đặn từ 11 USD/kg lên 12 USD/kg. Trong 2 năm 2013 - 2014, NK tôm vào Nhật Bản lần lượt đạt 2,9 và 2,7 tỷ USD, giảm so với các năm trước đó. Kinh tế Nhật Bản vẫn chưa cải thiện nhiều khiến nhu cầu tiêu thụ tôm giảm.

26/06/2015
Nhiều bất cập trong phương thức quản lý xuất khẩu cá tra Nhiều bất cập trong phương thức quản lý xuất khẩu cá tra

Bên cạnh những mặt tích cực mà Nghị định số 36/2014/NĐ- CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đem lại, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng vẫn còn một số bất cập liên quan đến phương thức quản lý và giá thành xuất khẩu.

26/06/2015