Cấp Bách Xây Dựng Thương Hiệu Cá Tra
Ngày 25/11, tại TP Cần Thơ, hội thảo “Đầu tư phát triển thương hiệu: Đa dạng hóa sản phẩm và tạo sự khác biệt”, do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ tổ chức.
Tại hội thảo, ông Stephen Kreppel, chuyên gia xây dựng thương hiệu quốc gia Cty tư vấn National Consultancy (Anh) cho rằng: “Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra đã không còn là chuyện riêng của DN, mà đang trở thành vấn đề cấp bách”.
Theo ông Stephen Kreppel, cá tra ở ĐBSCL gần như độc quyền về xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhưng vẫn chưa có thương hiệu. Trong thời gian qua, các DN ở ĐBSCL chỉ tập trung xuất khẩu với số lượng lớn, cạnh tranh nhau về giá, đây là phương thức cạnh tranh tự giết mình.
Do đó, để xây dựng được thương hiệu cho ngành cá tra, cần sự nỗ lực của nhiều phía, trong đó có Chính phủ, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là đi từ chất lượng, hiểu khách hàng, tiếp thị, truyền thông, củng cố và phát triển hệ thống phân phối, nhất là Việt Nam lại nổi tiếng về ẩm thực, tại sao không kết hợp sản phẩm gia tăng, quảng bá qua kênh này và nhiều kênh khác nữa.
Hiện mặt hàng cá tra đã xuất khẩu sang 150 quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ và EU chiếm gần 40%), giá trị xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD/năm, trong đó tỷ trọng xuất khẩu cá tra phi lê chiếm khoảng 90%.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/cap-bach-xay-dung-thuong-hieu-ca-tra-post135130.html
Có thể bạn quan tâm
Hơn 23 năm hình thành và phát triển, nhưng nghề nuôi cá cảnh ở Tiền Giang đến nay vẫn dậm chân tại chỗ, mặc dù tỉnh có đầy đủ yếu tố cả về thiên thời và địa lợi. Nguyên nhân do đâu?
Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Thạch Cảnh (người khmer) ở ấp Thạnh An Tư, xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã “vượt lên chính mình” để có cuộc sống sung túc...
Mùa này ra chợ, chỗ nào cũng có bán táo. Trước đây, có nhiều giống táo được bán lắm! Nhưng ít năm trở lại đây, người ta chỉ bán chủ yếu giống táo có quả to mà được gọi là đại táo. Gọi là “đại táo” cũng không ngoa.
Hàng chục năm qua, người dân nghèo ở các thôn Lập An, Loan Lý, Hót Mít, Hói Dừa… thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) chỉ biết mò cua bắt cá trên đầm Lập An để sống qua ngày.
Nhiều hộ dân ở xã Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng trong những năm gần đây.