Ảnh Hưởng Của Hóa Chất Sử Dụng Trong Nuôi Thủy Sản
Nhờ vào việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà nghề thủy sản càng ngày càng phát triển, năng suất nuôi ngày càng tăng cao, đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng sản phẩm thủy sản trong nước.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường ao nuôi cũng thường xuyên hơn trong suốt vụ nuôi. Tuy nhiên, người ta chưa quan tâm các ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người sử dụng và có những biện pháp phòng trừ.
Các loại thuốc và hóa chất thường được người nuôi sử dụng trong quá trình nuôi thủy sản như: vôi CaCO3, thuốc diệt khuẩn BKC, formol, chlorine… Những loại thuốc này đều có những ảnh hưởng ít, nhiều đối với cơ thể con người.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tác hại của 04 loại hóa chất thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản: CaCO3, formol, BKC và chlorine đến cơ thể con người để người sử dụng có thể hiểu rõ hơn và chủ động phòng tránh trong quá trình tiếp xúc với 04 loại thuốc trên nói riêng và những hóa chất khác nói chung.
- Đối với vôi CaCO3 thì chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng ở mức độ nhẹ, khi hít vào gây ho, hắt xì, chảy nước mũi nhưng không độc nếu nuốt hay tiếp xúc. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc lâu dài có thể gây rối loạn canxi.
- Đối với BKC dạng dung dịch 10% hoặc lớn hơn có thể làm sưng tấy da, niêm mạc và có thể gây chết nếu nuốt vào cơ thể.
- Đối với Formol có mùi hăng rất khó chịu, làm khô biểu bì da, kích thích niêm mạc mũi, chảy nước mũi, đau đầu, mệt mõi. Nếu tiếp xúc nhiều giờ có thể dẫn đến ức chế, ngủ “mê mệt”, làm khô rát họng, khó thở, gây dị ứng.
- Đối với chlorine, dấu hiệu đầu tiên khi tiếp xúc là vết tấy đỏ màng nhầy của bộ máy hô hấp trên và đỏ mắt, tạo cảm giác nóng rát. Những chỗ sưng tấy lan rộng đến ngực gây khó thở, đau co thắt ngực, thở khò khè dẫn đến ho kéo dài, đau sau xương ức. Các cơn ho có thể gây ói, nếu thời gian tiếp xúc lâu và nồng độ chlorine cao sẽ mất ngủ, đau họng, hắt hơi, chảy nước mũi hay nếu nghiêm trọng hơn có thể làm tổn thương mô phổi, giảm huyết áp đột ngột.
Trên đây chỉ là một số hóa chất thường được sử dụng nhiều nhất trong nuôi thủy sản. Thực tế thì người dân còn sử dụng các loại khác nữa. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình khi sử dụng các loại thuốc, hóa chất để xử lý ao nuôi, người nuôi thủy sản nên có biện pháp bảo vệ như dùng khẩu trang, không khuấy trộn hóa chất trực tiếp bằng tay, tạt theo chiều gió…
Ngoài ra, cần lưu ý cất giữ hóa chất càng xa càng tốt. Sau khi làm xong phải tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ bản thân cũng như dụng cụ bảo hộ.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát nên người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển đàn.
Đến thôn Đồng Xe, xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nhắc đến chị Nông Thị Viên, sinh năm 1983, mọi người trong thôn đều kể về chị với sự cảm phục - tấm gương giàu nghị lực, vượt khó vươn lên làm giàu từ chăn nuôi.
Trong số đó hầu hết các hộ đã có chuồng tạm nhưng vẫn còn 6.572 hộ (chiếm 11% tổng số hộ chăn nuôi) chưa có chuồng cho gia súc. Như vậy, sẽ có khoảng 60.000 con gia súc chưa được đảm bảo chống rét trong mùa đông năm nay.
Khoảng từ năm 2012, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) xuất hiện tình trạng người dân đổ xô đi chặt cây, đào rễ xáo tam phân về bán khiến loài cây này đang trong tình trạng cạn kiệt.
Dọc sông Cầu thuộc địa phận xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), những cây trám đen cổ thụ đang vào mùa cho thu quả. Là giống quả hiếm nên giá khá cao.