Dâu Tây Đà Lạt Không Chứa Dư Lượng Thuốc BVTV Vượt Ngưỡng

Theo kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong mẫu dâu tây Đà Lạt mới đây cho thấy, đến thời điểm này, không phát hiện mẫu dâu tây nào có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng.
Đây là chuyển biến tích cực của nghề trồng dâu tây tại TP Đà Lạt, giúp lấy lại uy tín cho loại quả đặc sản này.
Cụ thể, kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV đã giảm từ mức 8% vào năm 2012 xuống còn khoảng 5% vào cuối năm 2013. Và đến nay không phát hiện mẫu dâu tây có dư lượng vượt ngưỡng. Riêng các mẫu dâu tây lấy từ vườn trồng theo công nghệ cao thì đạt 100% an toàn.
Trong vài năm trở lại đây, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong canh tác đã làm tăng năng suất, chất lượng dâu tây và kiểm soát được dư lượng thuốc BVTV. Nhờ vậy đã nâng cao được thương hiệu dâu tây Đà Lạt - một loại đặc sản từng đứng trước nguy cơ bị xóa sổ do dịch bệnh, nhiễm thuốc và do dâu tây Trung Quốc xâm chiếm.
Có thể bạn quan tâm

Để ổn định cuộc sống cho người dân tái định cư (TĐC) Thủy điện Sơn La trên địa bàn, các cấp, ngành chức năng tỉnh ta không chỉ tạo điều kiện tối ưu về phát triển hạ tầng cơ sở mà còn triển khai nhiều giải pháp tổ chức, hỗ trợ sản xuất cho người dân. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân TĐC đang dần tốt hơn, bà con yên tâm sản xuất...

Chỉ trong vòng 10 năm qua, các xã phía Nam Quốc lộ 1 của huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển nhanh diện tích vườn cây ăn trái với hơn 18.500 ha, sản lượng hàng năm trên 260.000 tấn trái cây.

Vụ mía 2012 - 2013, nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang gặp không ít khó khăn do giá bán thấp. Trong khi, chi phí đầu tư tăng cao nên nông dân ít lợi nhuận. Tuy nhiên, có không ít hộ đã biết cách để nâng cao chất lượng mía, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Trong nhiều ngày qua, hàng tấn cá nuôi trong các lồng bè của gần 30 hộ dân tại khu vực vịnh Mân Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bị chết ngửa bụng, phơi trắng một vùng vịnh và bốc mùi hôi thối. Thiệt hại lớn khiến các hộ dân hết sức lo lắng vì số tiền đầu tư lên tới hàng trăm triệu đồng.

Các xã An Long, Phú Thành A (Tam Nông, Đồng Tháp) có hàng chục hộ nuôi lươn trong hồ lót bạt nilon và hồ xi măng. Mỗi đợt nuôi từ 8 - 12 tháng, xuất bán hàng chục tấn lươn thương phẩm, thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.