Bình Tân Phát Huy Thế Mạnh Nghề Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt
Hiện nay, dọc theo tuyến sông Hậu dài trên 20km (qua các xã: Tân An Thạnh, Tân Lược, Tân Bình, Tân Quới và Thành Lợi thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long), bà con nuôi cá tra theo hướng công nghiệp tập trung, bao gồm: 5 bè (chiếm khối lượng nước 2.744 m3) và 99ha diện tích mặt nước đang nuôi thương phẩm; 20ha thả nuôi cá giống.
Bên cạnh, rải rác khắp các xã, bà con còn thả nuôi trong vèo được 1.795 vèo (tương đương 8.975m3 nước) và nuôi trong ao, mương vườn gia đình được 52ha. Ngoài ra, nông dân 2 xã: Mỹ Thuận và Nguyễn Văn Thảnh cũng đã được ngành nông nghiệp hỗ trợ nuôi 2ha theo mô hình lúa - cá, đạt hiệu quả khá.
Có thể bạn quan tâm
Tại hội nghị bàn giải pháp, chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra tổ chức ngày 30-7 ở TP Cần Thơ, TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra, cho rằng cá tra ban đầu chủ yếu được tiêu thụ nội địa nhưng kể từ những năm 2000 đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
Khoảng một tuần trở lại đây, ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ khu vực biển Khánh Hải – Nhơn Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) “trúng mùa” ruốc. Sản lượng đánh bắt mỗi ngày ước đạt hàng chục tấn.
Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT (Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT) bước đầu đã mang lại hiệu quả. Ngành cá tra đang hướng đến phát triển theo hướng bền vững, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra trên thị trường.
Nuôi trồng thủy sản góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố thời tiết nên nuôi trồng thủy sản có nhiều rủi ro. Vụ nuôi thủy sản vừa qua, một số diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện bị chết làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cũng như thu nhập của người dân.
Ông Phan Khắc Nhựt Tiến ở khóm 8, phường 5, TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) có kinh nghiệm 15 năm nuôi tôm.