Đậu phụng được mùa, được giá niềm vui nhân đôi

Thời điểm này, tại các vùng quê được xem là “thủ phủ” của đậu phụng, nông dân đang khẩn trương thu hoạch đậu phụng. Niềm vui được mùa, được giá như xua tan đi mệt nhọc đối với họ.
Cầm bụi đậu phụng lúc lỉu trái, bà Đặng Thị Hường ở thôn Thọ Lộc Bắc, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) cho biết: “Vụ này trúng đậu phụng lắm! Có bụi đến 30-40 trái. Đặc biệt, bụi nhiều nhất tôi đếm tới 50 trái. Ai cũng phấn khởi!”.
Hiện tại, giá đậu phụng khô dao động từ 25-28 nghìn đồng/kg, còn dầu phụng có giá 80-85 nghìn đồng/lít. Với giá này, nhiều người trồng đậu phụng đã có lãi. Còn với một số hộ, dù thu hoạch xong không bán, nhưng họ ép dầu phụng để dành ăn, còn bánh dầu làm thức ăn cho bò vẫn “lợi cả đôi đường”
Anh Mười, người chuyên trồng đậu phụng ở xóm Xuân Đồng, thôn Xuân Hòa, Tịnh Hiệp (Sơn Tịnh) cho hay: “Năm trước gia đình tôi bán đậu phụng khô có giá 22 nghìn đồng/kg thì năm nay bán với giá 26.000 đồng/kg”. Nhờ thế mà với hơn 3 sào đậu phụng đã mang về cho gia đình anh Mười hơn chục triệu đồng khi vừa bán đậu phụng khô vừa bán dầu phụng.
Theo ông Nguyễn Văn Phụng, Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Hiệp thì đậu phụng là cây trồng truyền thống ở địa phương. Hầu như gia đình nào cũng trồng đậu phụng. Năm nay, toàn xã có 50ha đậu phụng. Đợt thời tiết bất lợi cuối tháng 3 làm hư hỏng nhiều diện tích hoa màu trong đó có đậu phụng. Bù lại trên phần diện tích còn lại, đậu phụng được mùa và còn được giá nên người dân rất phấn khởi.
Chuyển đổi cây trồng ở các vùng chân cao, thiếu nước vụ hè thu. Ông Lê Văn Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh cho hay, vừa qua, Trung tâm đã triển khai mô hình chuyển đổi cây trồng ở các vùng đất khô cằn, thiếu nước từ trồng lúa chuyển sang trồng đậu phụng vụ hè thu với diện tích 15ha tại các huyện Mộ Đức, Nghĩa Hành, Bình Sơn. Đậu phụng là loại cây ngắn ngày, có khả năng chịu hạn tốt, cho năng suất cao. Ngoài ra, Trung tâm thực hiện mô hình trồng 5ha đậu phụng sau vụ tỏi đông xuân tại Lý Sơn. |
Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Sơn Tịnh, vụ đông xuân vừa qua, toàn huyện có 849ha trồng đậu phụng, năng suất gần 30 tạ/ha, sản lượng 1.944 tấn. Năm nay, đậu phụng mang đến “niềm vui kép” cho người dân vì vừa được mùa, được giá đậu phụng khô và dầu phụng.
Nhiều hộ dân tại huyện Sơn Tịnh trồng đậu phụng theo hình thức xen canh với mì. Sau khi thu hoạch đậu phụng xong, nông dân tiếp tục chăm sóc mì vào để 4, 5 tháng sau thu hoạch.
Vụ đông xuân vừa qua gia đình bà Đặng Thị Hường trồng gần 2 sào đậu phụng xen canh với mì. “Mì trồng trên giồng còn đậu phụng trồng dưới rãnh. Đậu phụng là giống cây ngắn ngày dễ trồng, lại ít vốn, không tốn nhiều công chăm sóc, trung bình chỉ 110 ngày là thu hoạch. Sau đó vài tháng thì thu hoạch mì”, bà Hường cho biết thêm.
Sau khi thu hoạch đậu phụng, phần thân và lá đậu phụng rụng che phủ gốc mì tăng độ ẩm và chất hữu cơ cho đất. Trồng xen canh giữa đậu phụng mang đến hiệu quả “kép” vừa giúp người dân tận dụng diện tích đất nông nghiệp, vừa phát huy tối đa hiệu quả cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, giá cao su giảm mạnh khiến nhiều người trồng cao su lo lắng, thì gia đình anh Trần Văn Hùng, thôn Lạc Sơn, xã Gio Sơn (huyện Gio Linh,Quảng Trị) vẫn có nguồn thu nhập ổn định nhờ biết tận dụng bóng mát lô cao su để chăn nuôi gà ta thả vườn.

Gà Đông Tảo là thương hiệu đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên, có đặc điểm nổi bật là cặp chân to, xấu xí, thô ráp nhưng thịt giòn và thơm ngon. Chân gà càng to thì càng hiếm, giá càng cao. Giống gà Đông Tảo rất khó nuôi nên giá luôn ở mức cao, nhất là trong dịp tết.

Ông Năm Nhãn thiết kế nền chuồng bằng xi măng, chung quanh được xây tường cao 1,5 m, trong chuồng được chia thành nhiều ô, mỗi ô có diện tích 1,5 m2, vách ngăn các ô được làm bằng lưới sắt. Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, bắp, khoai lang...

Ngày 16/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên đã chủ trì cuộc họp với UBND huyện Đơn Dương, đại diện Cty sữa Đà Lạt Milk (nay là TH true Milk) nhằm kiểm tra, đánh giá và tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn mà ngành chăn nuôi bò sữa Lâm Đồng đang gặp phải trong thời gian gần đây.

Trước đây, kinh tế của gia đình chị Nguyễn Thị Hà (SN 1980) ở buôn Tung 1, xã Buôn Triết (huyện Lak, tỉnh Dak Lak) chỉ trông chờ vào mấy sào lúa nước, nhưng hằng năm thường bị hạn hán, lũ lụt nên năng suất bấp bênh, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.