Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Dự Án Cây Có Múi Của JICA

Hiệu Quả Từ Dự Án Cây Có Múi Của JICA
Ngày đăng: 29/12/2014

Dự án JICA - SOFRI “Tăng cường hệ thống khuyến nông để áp dụng hệ thống canh tác và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả cho nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long” giữa Viện Cây ăn quả miền Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

Dự án thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2014, tại 5 tỉnh: Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bến Tre. Tổng vốn đầu tư của dự án trên 98 tỷ đồng. Trong đó, Bến Tre đối ứng 575 triệu đồng. Mục tiêu của dự án là nâng cao mức sống của người dân từ việc nâng cao năng suất cây có múi trong vùng.
Tại Bến Tre, dự án được triển khai trồng cam sành từ năm 2009 với 24 mô hình, trên diện tích 12ha, với 24 hộ nông dân tham gia tại huyện Mỏ Cày Bắc. Năm 2010, dự án xây dựng 3 mô hình mẫu tại 3 hộ nông dân, diện tích 1,7ha. Năm 2011, giai đoạn 1: xây dựng 11 mô hình tại 11 hộ nông dân, diện tích 5,4ha. Năm 2012, giai đoạn 2: xây dựng 10 mô hình tại 10 hộ nông dân, diện tích 5ha.
Đồng thời, nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương thông qua các lớp tập huấn trong và ngoài nước. Thành lập và đầu tư thiết bị cho bệnh xá cây trồng, đào tạo bác sĩ cây trồng; nâng cao năng lực của bác sĩ cây trồng thông qua các chuyến khám bệnh cây trồng lưu động. Tổ chức hội thảo, tham quan để giới thiệu đầu ra của dự án. Nhân rộng mô hình trồng cây có múi.
Ngoài ra, đã tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn giới thiệu kinh nghiệm đầu tư của dự án tại các mô hình trong tỉnh, thu hút 228 nông dân tham gia. Tổ chức 9 chuyến tham quan các mô hình của dự án trong và ngoài tỉnh cho 310 lượt cán bộ và nông dân. Tiếp các đoàn cán bộ, nông dân tham quan của các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang.
Theo bà Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh: Các mô hình của dự án được chính quyền địa phương quan tâm và nông dân nhiệt tình tham gia.
Ban Quản lý dự án tỉnh thực hiện tốt công tác chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia JICA và cán bộ Viện Cây ăn quả miền Nam trong triển khai thực hiện dự án, thường xuyên thăm mô hình hướng đến nông dân chăm sóc vườn cây, nhiệt tình hỗ trợ khi nông dân gặp khó khăn, vướng mắc.
Ban Quản lý dự án JICA đầu tư cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đầy đủ, kịp thời. Nông dân thực hiện mô hình mẫu trồng cây có múi ở vùng dự án tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng cần thiết về kỹ thuật canh tác hiệu quả cây cam sành. Năng suất cây cam sành do nông dân áp dụng phương pháp mới tăng 30% so với các hộ nông dân không áp dụng.
Bên cạnh đó, dự án còn gặp không ít khó khăn. Do xây dựng mô hình ở gần một số diện đất liền trồng cây có múi theo phương pháp truyền thống, nên khó quản lý tốt rầy chổng cánh. Một số nông dân tham gia mô hình còn chủ quan, chưa tuân thủ đúng quy trình hướng dẫn của dự án, khai thác trái quá nhiều trong khi cây còn nhỏ khiến cho cây mau suy kiệt. Một số vườn bị nhiễm bệnh do áp lực bệnh từ những vườn chung quanh.
Để dự án phát huy hiệu quả trong thời gian tới, cần sự quan tâm sâu sát của Ban Quản lý dự án từ Trung ương đến địa phương. Đây sẽ là nhân tố chủ yếu, quan trọng dẫn đến sự thành công. Ngoài ra, nông dân phải cần cù, chịu khó, siêng năng, ham thích học hỏi và có kiến thức trong canh tác và quản lý sâu bệnh có múi; phải có công lao động chăm sóc vườn.
Cán bộ kỹ thuật theo dõi chặt chẽ mô hình nhằm khắc phục kịp thời những khó khăn xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện mô hình. Tiếp tục theo dõi, hướng dẫn nông dân chăm sóc tốt mô hình đang thực hiện. Triển khai thực hiện dự án “Nhân rộng kỹ thuật trồng cây có múi JICA trên cây bưởi da xanh ở tỉnh Bến Tre” với diện tích 30ha từ nguồn kinh phí khoa học.
Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật và nông dân. Tiếp tục duy trì hoạt động của bệnh xá cây trồng tại điểm cố định và lưu động; hàng quí tổ chức họp định kỳ để các bác sĩ cây trồng trao đổi kinh nghiệm trong quá trình khám và điều trị bệnh cho cây trồng, nâng dần chất lượng phục vụ nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Trúng Giá Kiệu Trúng Giá Kiệu

Những năm qua, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã phát triển nghề trồng kiệu, vừa giải quyết việc làm vừa mang lại nguồn lợi kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn.

13/08/2014
Chuyện Mua Rẻ, Bán Rẻ Chuyện Mua Rẻ, Bán Rẻ

Nhà nước vay tiền làm hệ thống công trình thủy lợi, người phải trả là dân. Cứ theo nhận định trên của GS Võ Tòng Xuân, thì hóa ra lâu nay, ngoài việc ép giá nông dân để mua rẻ gạo, các DN xuất khẩu gạo của ta còn mang cả số tiền mà nhà nước phải đi vay để đầu tư cho hạt gạo, đi biếu không nước ngoài, trong khi họ đã giàu nứt đố đổ vách.

13/08/2014
Cty Thức Ăn Chăn Nuôi Dùng Chất Cấm Đã Có Cty Thức Ăn Chăn Nuôi Dùng Chất Cấm Đã Có "Gậy", Nhưng Ai Xử?

Dân gian có câu, “đánh rắn, phải đánh dập đầu”. Thế nhưng cách xử lí vi phạm đối với hành vi sử dụng chất cấm trong SX, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở ta hiện nay còn khá lúng túng.

13/08/2014
Méo Mặt Vì Giá Nấm Méo Mặt Vì Giá Nấm

Bà Chế, một thương lái nấm tại xã Hố Nai cũng lắc đầu ngao ngán: “Tôi thu mua hàng chục tấn nấm mà lượng bán ra rất chậm, gọi điện hỏi bạn hàng thì họ nói tạm thời ngưng mua vì phía Bắc “ăn” hàng chậm”. Hiện bà Chế đang tồn gần 80 tấn nấm, nếu không tiêu thụ nhanh, thiệt hại có thể lên đến cả tỷ đồng.

13/08/2014
Xã Bạch Đằng Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Mạnh Xã Bạch Đằng Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Mạnh

Hiện xã đã thành lập tổ liên kết chăn nuôi vịt; thời gian tới sẽ phát triển tổ liên kết chăn nuôi bò thành tổ hợp tác nuôi bò để hỗ trợ nông dân. Xã cũng đang làm hồ sơ vay vốn cho 17 hộ với tổng số tiền 500 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác của Hội Nông dân tỉnh để hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi.

13/08/2014