Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Nuôi Ong Lấy Mật

Nghề Nuôi Ong Lấy Mật
Ngày đăng: 07/10/2013

Ở xã chuyên canh nhãn Nhị Quí (Cai Lậy - Tiền Giang), ngoài vườn cây ăn trái, nhiều hộ dân đã gắn bó lâu năm với nghề nuôi ong lấy mật. Nuôi ong chi phí đầu tư không cao, đem lại thu nhập khá nếu nắm vững kỹ thuật chăm sóc và có niềm đam mê với nghề.

Đến với nghề nuôi ong từ truyền thống của gia đình, anh Nguyễn Văn Trọng (ở ấp Quí Thành) đã tích lũy nhiều kinh nghiệm. Khắp vườn nhà anh là những thùng cây hình khối chữ nhật để làm tổ cho ong trú ngụ. Mỗi thùng có từ 8 - 10 cầu ong để ong tích mật. Nếu gặp thuận lợi, mỗi năm anh thu lợi nhuận 80 triệu đồng từ 200 thùng ong sau khi trừ chi phí đầu tư.

Anh Trọng cho biết: “Nuôi ong không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ và dày công chăm sóc. Hơn hết, phải thật sự yêu thích để có kiến thức nhất định về vòng đời, sự sinh trưởng, đặc tính của loài ong và biết cách luân chuyển đàn ong tìm nơi có nguồn mật hoa dồi dào”.

Vào mùa nắng thời gian thu mật ngắn, nếu gặp vùng hoa đẹp, chỉ từ 7 - 10 ngày, anh Trọng thu khoảng 400 lít mật, giá bán 30.000 đồng/lít. Mật từ hoa nhãn, hoa chôm chôm có giá cao hơn mật của những loại hoa khác.

Theo anh Trọng, chi phí đầu tư nuôi ong tùy số lượng đàn và điều kiện của mỗi người. Để duy trì đàn mạnh, đảm bảo sản lượng mật, người nuôi ong cần kiểm tra để duy trì con ong chúa tốt cho mỗi đàn. Vào thời gian thiếu nguồn hoa tự nhiên hay những ngày thời tiết không thuận lợi, ong không thể rời tổ tìm thức ăn thì phải cho ong ăn nước đường, phấn hoa nhân tạo bằng hỗn hợp đậu nành và vitamin.

Hiện nay, đa số hộ nuôi ong như anh Trọng đều tìm đầu mối liên kết với các công ty mật ong để được tạo điều kiện về chi phí đầu tư, kỹ thuật chăm sóc, bao tiêu sản phẩm mật nên hiệu quả mô hình khá bền vững.

Là nghề mang lại thu nhập khá nhưng nuôi ong cũng lắm công phu và nhọc nhằn khi nguồn thức ăn chủ yếu là phấn hoa thiên nhiên. Người nuôi ong ở xã Nhị Quí phải đưa đàn ong rong ruổi khắp nơi khi mùa hoa nhãn tại xã kết thúc.

Hơn hai mươi năm trong nghề, ông Trần Vĩnh Quỳnh, một hộ nuôi ong ở ấp Quí Thành cho biết, công việc của người nuôi ong thay đổi nơi ở theo mùa hoa, mỗi nơi chỉ lưu lại vài tuần. Sau khi chọn được vườn cây đang ra hoa ưng ý, người nuôi sẽ thuê phương tiện đưa toàn bộ thùng ong đến và dựng lều tạm bợ với một số vật dụng cần thiết cho sinh hoạt.

Mỗi năm khi hết mùa hoa nhãn ở xã, ông Quỳnh lại thuê xe đưa đàn ong mật đón mùa hoa tràm, bắp, cao su, cà phê… ở các tỉnh bạn.

Khâu vận chuyển phải nhanh chóng, tốt nhất vào ban đêm và đảm bảo không vỡ tổ; đồng thời cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn dự trữ cho ong trong suốt quá trình vận chuyển. “ Loài ong rất mẫn cảm với môi trường, nếu người nuôi không khảo sát kỹ, gặp vườn cây, ruộng lúa có sử dụng thuốc trừ sâu ong sẽ chết hàng loạt, coi như trắng tay” - Ông Quỳnh chia sẻ.

Trước đây, số hộ nuôi ong lấy mật ở Nhị Quí khá nhiều, tập trung tại hai ấp có diện tích chuyên canh nhãn lớn là Quí Thành và Quí Chánh. Những năm gần đây, phải đối diện với rủi ro vì tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan nên nhiều hộ đã thôi gắn bó với nghề nuôi ong.

Ngoài lợi nhuận về kinh tế, các hộ nuôi ong chia sẻ họ còn có chung niềm đam mê, bởi nghề nuôi ong cần sự nhẫn nại, tỉ mỉ và khéo léo, nếu không rất dễ bỏ cuộc giữa chừng.


Có thể bạn quan tâm

Tàu Cá Vỏ Thép Tương Lai Của Nghề Cá Khánh Hòa Tàu Cá Vỏ Thép Tương Lai Của Nghề Cá Khánh Hòa

Khánh Hòa là địa phương được chọn thí điểm đóng tàu cá vỏ thép sau huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó sẽ đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định rồi nhân rộng trên cả nước. Việc thay tàu gỗ thành tàu vỏ thép nhằm giúp ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo.

01/05/2014
Bắp, Đậu Nành Nhập Khẩu Tăng Đột Biến Bắp, Đậu Nành Nhập Khẩu Tăng Đột Biến

Giá thức ăn chăn nuôi trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ ổn định nhờ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tận dụng cơ hội giá bắp xuống thấp để nhập về một khối lượng lớn trong mấy tháng qua, theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

01/05/2014
Nuôi Le Le Mô Hình Chăn Nuôi Bán Hoang Dã Độc Đáo Nuôi Le Le Mô Hình Chăn Nuôi Bán Hoang Dã Độc Đáo

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi le le bán hoang dã để lấy thịt và cho sinh sản. Mô hình chăn nuôi độc đáo này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn gián tiếp bảo tồn loài chim đang khan hiếm…

01/05/2014
Nhân Tố Mới Trong Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp Nhân Tố Mới Trong Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

01/05/2014
Nuôi Cua, Tôm Kết Hợp Hiệu Quả Và An Toàn Nuôi Cua, Tôm Kết Hợp Hiệu Quả Và An Toàn

Nuôi cua xanh kết hợp tôm sú là một mô hình nuôi mang lại hiệu quả và đang được người dân ven biển ở TX Sông Cầu nhân rộng. Mô hình này vốn đầu tư ít, cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng thuốc nhiều như nuôi tôm chuyên canh.

02/05/2014