Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Trứng Hạ, Người Nuôi Cút Gặp Khó

Giá Trứng Hạ, Người Nuôi Cút Gặp Khó
Ngày đăng: 07/10/2013

Hơn tháng qua, giá trứng cút liên tục giảm khiến cho người nuôi ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) gặp khó khăn; nhiều hộ phải giảm đàn, bỏ trống chuồng.

Dọc con đường chạy vào thôn Mỹ Hòa, xã Hòa Hiệp Bắc trước đây chiều nào cũng có người đưa xe tải đến thu mua trứng cút, đưa đi nơi khác tiêu thụ. Còn nay, phải vài ba ngày mới có người đến mua, nhưng lượng trứng không nhiều như trước đây. Bà Nguyễn Thị Hân ở thôn Mỹ Hòa, xã Hòa Hiệp Bắc cho biết: “Mỗi ngày đàn cút nhà tôi đẻ khoảng 7.000 trứng, nhưng chỉ tiêu thụ được hơn 2/3. Số trứng còn lại phải chờ hôm sau mới bán được.

Lượng trứng tồn ngày một nhiều nên bị thương lái ép giá. Mặc dù vậy người nuôi vẫn mong có người đến mua, còn không thì càng khổ hơn”. Theo ông Hòa ở phường 9 (TP Tuy Hòa), một người chuyên thu mua trứng cút ở xã Hòa Hiệp Bắc, phần lớn trứng cút mua gom từ những người nuôi cút ở xã Hòa Hiệp Bắc được chuyển đến tỉnh Bình Định và TP Đà Nẵng. Khi sức tiêu thụ trứng tại các thị trường này chững lại thì ông phải giảm việc thu mua.

Sức tiêu thụ chậm khiến giá trứng cút hơn tháng qua cũng liên tục giảm, người nuôi thua lỗ nặng. Hiện giá trứng cút được thu mua tại hộ nuôi chỉ 35.000 đồng/100 trứng. Theo ông Lê Ngọc Dư ở khu phố Phú Hiệp 3, thị trấn Hòa Hiệp Trung, đàn cút hơn 10.000 con của gia đình ông mỗi ngày đẻ từ 7.200 đến 7.500 trứng. Với giá trứng như hiện nay thì mỗi ngày ông chỉ thu gần 2,6 triệu đồng. Trong khi mỗi ngày đàn cút 10.000 con ăn hết 11 bao cám trị giá gần 3 triệu đồng, cộng với chi phí thắp đèn điện và thuốc cho cút… mỗi ngày gia đình ông bị lỗ khoảng 400.000 đồng.

Theo những hộ nuôi cút ở huyện Đông Hòa, để gầy được đàn cút đẻ, họ phải tốn số vốn khá lớn. Ông Lê Kim Thịnh ở thôn Mỹ Hòa, xã Hòa Hiệp Bắc tính toán: “Giá mỗi con cút 2 ngày tuổi là 6.500 đồng, chi phí thức ăn, thuốc thú y từ khi nuôi đến khi sinh sản khoảng 5.500 đồng nữa, cộng với tỉ lệ hao hụt 10% trong quá trình nuôi, vị chi giá mỗi con cút khi đến kỳ sinh sản khoảng 13.000 đồng, nếu thải đàn thì chỉ bán được 7.500 đồng/con, lỗ gần nửa. Mặc dù vậy, cả tháng nay nhiều người vẫn phải bấm bụng giảm hoặc thải đàn, chứ càng giữ lại đàn cút thì càng lỗ”.

Không chỉ giá trứng giảm, tỉ lệ đàn cút nuôi còn đẻ trứng cũng sụt giảm, khiến nhiều hộ nuôi càng lâm vào cảnh khó khăn. Ông Lê Ngọc Dư cho hay: Trước đây mỗi đàn cút tơ bắt đầu sinh sản có tỉ lệ cho trứng khoảng 90%, chỉ đến khi cút già thì còn 70%. Còn bây giờ đàn cút mới gầy nhưng tỉ lệ đẻ trứng chỉ khoảng 80%, sau vài tháng sinh sản thì giảm còn khoảng 70%, mặc dù không giảm khẩu phần ăn.

Cũng theo ông Dư, hiện nay nguồn cút giống của địa phương do một số hộ làm nghề ấp trứng, tự lựa chọn rồi cho ấp nở, bán giống. Công tác giống không được thực hiện tốt nên có khả năng nguồn cút giống đã bị thoái hóa, dẫn đến tỉ lệ sinh sản ngày một giảm.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, hiện tổng đàn cút của địa phương khoảng 450.000 con, nuôi tập trung tại xã Hòa Hiệp Bắc và thị trấn Hòa Hiệp Trung với khoảng 280 hộ nuôi. Nghề nuôi cút đang trở thành nghề mang lại thu nhập chính cho các hộ dân này. Tuy nhiên, lâu nay công tác nhân giống đàn cút đều do người dân tự thực hiện, tự cung cấp cho nhau, chưa được các cơ quan chức năng hỗ trợ về mặt kỹ thuật nên đàn cút ở địa phương này đang dần thoái hóa.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa, Nhiều Hộ Làm Giàu Nhờ Mô Hình Trồng Táo Thái Lan Khánh Hòa, Nhiều Hộ Làm Giàu Nhờ Mô Hình Trồng Táo Thái Lan

Nhờ chịu khó, ham học hỏi và biết phát huy sức mạnh của tuổi trẻ, anh Hồ Tấn Cường (thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đã trở thành nông dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi.

29/07/2014
Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Ở Nghệ An Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Ở Nghệ An

Năm 2013, phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chủ động tìm kiếm, liên hệ với doanh nghiệp và đã tư vấn hình thành mô hình liên kết trồng ớt xuất khẩu tại địa phương. Kết quả sau thực hiện liên doanh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm bước đầu đã cho nhiều kết quả đáng ghi nhận.

29/07/2014
Thị Trấn Cam Đức (Khánh Hòa) Thiệt Hại Mì Vì Nắng Hạn Và Sùng Đất Thị Trấn Cam Đức (Khánh Hòa) Thiệt Hại Mì Vì Nắng Hạn Và Sùng Đất

Nắng nóng kéo dài cộng với sùng đất gây hại đã khiến nhiều diện tích mì ở thị trấn Cam Đức (Cam Lâm, Khánh Hòa) bị thiệt hại với tỷ lệ khoảng 40%. Sau mấy cơn mưa vừa qua, người dân muốn trồng dặm lại mì, nhưng nguồn hom giống thiếu hụt.

08/08/2014
Đẩy Mạnh Dịch Vụ Hỗ Trợ Sản Xuất Đẩy Mạnh Dịch Vụ Hỗ Trợ Sản Xuất

Hiện HTX Chí Thạnh quản lý 706ha diện tích gieo trồng. Các hoạt động dịch vụ chính của HTX gồm giao thông nội đồng, thủy lợi, bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch, tín dụng nội bộ, khuyến nông. Tổng doanh thu của HTX hơn 400 triệu đồng/năm, trong đó, chi phí đã hơn 320 triệu đồng/năm.

29/07/2014
Phân Bón Trụ Vững Thị Trường Campuchia Phân Bón Trụ Vững Thị Trường Campuchia

Trong khi XK nông sản của Việt Nam sang Campuchia hiện còn rất khiêm tốn, thì XK các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, TĂCN lại đang tăng trưởng khá mạnh.

08/08/2014