Đào Pháp Được Mùa, Được Giá

“Khác với nhiều năm, đào Pháp chín sớm ở Bắc Hà (Lào Cai) năm nay đạt năng suất cao, lại bán được giá, người nông dân trồng đào phấn khởi vì có thu nhập khá từ giống cây ăn quả mới được du nhập vào địa phương”- ông Nguyễn Xuân Giang- Phó phòng kinh tế huyện này cho biết.
Thời tiết thuận lợi, nên mỗi cây đào 4-5 tuổi cho sản lượng khá, trung bình khoảng 20-25 kg quả/cây. Toàn huyện Bắc Hà hiện có khoảng 90 ha đào Pháp, trong đó có hơn 50 ha cho thu hoạch.
Với giá bán đầu vụ khoảng 25 nghìn đồng/kg, cuối vụ khoảng 15 nghìn đồng/kg, người trồng đào Pháp ở các xã Bản Phố, Na Hối, Tà Chải (đa số là người dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Mông…) có thu nhập khá, vài chục triệu đồng/hộ. Đáng phấn khởi hơn là đào chín mang xuống chợ thị trấn là có tư thương mua ngay đề vận chuyển lên TP Lào Cai và về xuôi tiêu thụ.
Theo Phòng kinh tế Bắc Hà, tuy chưa phải đã đạt đến chu kỳ cho năng suất cao nhất của cây đào Pháp nhưng sản lượng đào năm nay của huyện đạt khoảng 150 tấn quả.
Đây là giống đào Maycrest của Pháp được Trại rau quả Bắc Hà ghép mắt trên gốc đào bản địa, tạo ra giống đào lai cho quả to, mầu vàng đỏ, thịt giòn, ngọt, nhiều nước; thích nghi tốt với đất dốc thoải và khí hậu tiểu ôn đới ở Bắc Hà. Giống đào này được trồng ở Bắc Hà vài năm nay.
Người dân địa phương cho biết, theo kinh nghiệm dân gian, sau trận mưa đá lớn hồi đầu năm ngoái (4-2013) đất đai được bổ sung một lượng đạm nên cây ăn quả như đào Pháp, mận Tam Hoa phát triển rất tốt, ít sâu bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Bây giờ, về làng biển Hải Ninh (huyện Quảng Ninh - Quảng Bình) cứ nghe xôn xao chuyện nuôi tôm trên cát. Ba năm trở lại đây, ai mất mùa cứ mất mùa, riêng người dân biển Hải Ninh nuôi tôm cứ thu nhập tiền tỷ đều.

Ông Hòe đã trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh vấn đề này trước thềm năm 2014. Ngoài cơ hội, ông cũng lưu ý về những nguy cơ mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu sản phẩm của họ theo đường tiều ngạch.

Năm 2013 Sóc Trăng đạt sản lượng 44.000 tấn tôm, cao gấp 3 lần so với năm 2011. Kết quả này đã đóng góp tích cực vào con số 2,8 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Chỉ tính riêng 2 nhà máy tại Khu công nghiệp An Nghiệp, giá trị xuất khẩu đã đạt 170 triệu USD.

Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trưởng khá nhờ thế mạnh về xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây… Tuy vậy, năm 2014 xuất khẩu của cả vùng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nỗi lo.

Có được kết quả này là nhờ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khắc phục kịp thời tình trạng thiếu nguyên liệu. Năm 2013, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của tỉnh đạt xấp xỉ 98.000 tấn, đáp ứng được 40% nguyên liệu cho các nhà máy, còn lại các doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài để đủ chế biến…