Chế Tạo Máy Sạ Lúa Từ 80 - 200 Công Đất/ngày

Đó là sáng kiến của lão nông Nguyễn Văn Sáng (Tư Sáng), ở phường 1, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) sau hơn 3 tháng mày mò chế tạo.
Đây là chiếc máy sạ lúa (sạ lan) thế hệ đầu tiên của ông. Theo đó, chiếc máy hoạt động bằng cách dùng sức gió đẩy hạt lúa giống bay ra theo một họng xéo, bề rộng lối sạ 9-10m.
Máy có thể sạ từ 80-200 công đất/ngày, rất phù hợp cho sản xuất cánh đồng lớn, hợp tác xã hay những nông dân làm trang trại. Nếu muốn sạ thưa có thể điều chỉnh bằng 2 cách: Tăng số cho máy chạy nhanh hơn hoặc hạn chế lượng giống xuống.
Ông Sáng cho biết: “Máy sạ lan có ưu điểm hơn hẳn so với máy kéo hàng, không tốn nhiều thời gian châm lúa giống. Bồn chứa có thể đựng được 2 giạ lúa giống, đủ sạ cho từ 2-3 công”.
Dự kiến, giá bán máy sạ lúa của ông Tư Sáng từ 22-24 triệu đồng/chiếc. Nếu người mua đã có sẵn dàn chạy (máy xới tay) thì giá có thể giảm 1/2.
Có thể bạn quan tâm
-7686528.jpg)
Sáng 19-1, 26 tháng Chạp, đường Nguyễn Huệ đã khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu của hàng trăm ngàn chậu hoa tươi, các tiểu cảnh vui nhộn, đồng lúa xanh rì và chiếc cầu khỉ đặc trưng.

Khổ qua trồng được trên nhiều loại đất, đất cần được cày, xới (mùa khô đất phơi ải trước 8 ÷ 10 ngày, mùa mưa yêu cầu chân đất cao ráo không bị ngập nước) dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước, bón vôi xử lý đất (30kg/sào).

Chị Đào Thị Hằng, thôn Xuân Tiến, xã Tự Lạn (Việt Yên - Bắc Giang) mượn 2 ha ruộng của bà con trong thôn để trồng dưa bao tử mang lại khoản thu nhập đáng kể.

Đầu năm 2009, thời tiết mưa nhiều, đa số các vườn trồng chôm chôm ở Đồng Nai cho trái muộn và thất mùa. Thế nhưng, vườn chôm chôm của ông Nguyễn Văn Nam ở ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc), vẫn sai trái và thu lời hơn 70 triệu đồng/hécta

Nằm ở khu vực ĐBSCL nên Vĩnh Long có tiềm năng đa dạng trong sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sự phong phú về đối tượng cây trồng, vật nuôi, cùng với lợi thế về điều kiện tự nhiên