Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Ở Huyện Ngọc Hiển (Cà Mau)
Hiện nay, nhờ mô hình nuôi cá mú đã giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) có thu nhập ổn định.
Điển hình như ông Trần Quyết Định, xã Tân Ân Tây. Ông Định đào 3 ao với diện tích trên 1.800 m2, thả 4.000 con cá mú giống. Sau 8 tháng nuôi, bình quân mỗi con đạt trọng lượng từ 800 g trở lên, ông bán ra thị trường giá từ 160.000-180.000 đồng/kg, thu lãi trên 160 triệu đồng.
Ông Trần Quyết Định cho biết, cá bống mú là loài ăn tạp, có khả năng chịu mặn tốt, ít bệnh, cá nuôi ít hao hụt, lớn nhanh. Thức ăn chủ yếu tận dụng từ các loại cá phân của các chủ hàng đáy, hay các loài cá trong vuông. Hiện cá mú giống mua ở ngoài tỉnh, giá mỗi con trên 10.000 đồng.
Mô hình nuôi cá bống mú không tốn nhiều đất, khoảng 1.000 m2 thì có thể thực hiện được mô hình. Tuy nhiên, tiền cá giống và cải tạo ao khá cao, bình quân cải tạo diện tích ao 1.000 m2 và mua 800 con cá giống tổng chi phí trên 15 triệu đồng, nên hộ nghèo khó có thể thực hiện được mô hình này.
Để mô hình nuôi cá bống mú phát triển, thời gian tới ngành chức năng huyện Ngọc Hiển cần có kế hoạch tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vốn, liên kết với các doanh nghiệp tìm đầu ra sản phẩm… Đó là điều kiện để hộ nghèo, ít đất sản xuất có được mô hình nuôi hiệu quả và vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm
116 hộ dân tham gia mô hình nuôi bò vàng thuần chủng do Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đổi thay nếp nghĩ, cách làm của người chăn nuôi.
Nhiều nông dân thu hoạch lúa hè thu trễ ở miền Tây Nam Bộ thu lợi nhuận khá lớn. Ông Trần Thanh Mẫn trồng 5 ha lúa ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng - cho biết: “Mới tuần trước tôi thu hoạch lúa hè thu bán ngay tại ruộng 5.000 đồng/kg, nay lúa đã tăng lên 5.100 đồng/kg đã làm mất một số tiền không nhỏ”. Dù bán lúa sớm mất tiền nhưng ông Mẫn vẫn thu được 15 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với những nông dân đã thu hoạch hơn 1 tháng trước đây.
Hiện nay, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đẩy mạnh việc ứng dụng và trồng nhãn chín muộn với thời gian chín muộn hơn nhãn chính vụ 1 tháng, qua đó giá trị đã được nâng lên rõ rệt.
Nhằm giúp người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, tạo ra các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, có tính cạnh tranh cao, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế cao, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Viện Nghiên cứu) đã triển khai thực hiện Dự án “Phát triển nuôi thẻ chân trắng theo quy trình GAP” tại Bến Tre.
Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Phú Yên vừa phối hợp với UBND phường Phú Thạnh (TP Tuy Hòa) tổ chức hội thảo đầu bờ tổng kết chương trình IPM về biến đổi khí hậu trên cây lúa vụ hè thu năm 2012 với 30 học viên tham gia.