Đánh Giá Kết Quả Mô Hình Trồng Khoai Tây Bằng Biện Pháp Làm Đất Tối Thiểu Che Phủ Rơm Rạ Ở Bắc Ninh
Tại HTX thôn Chè, xã Liên Bão (Tiên Du, Bắc Ninh), Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả mô hình trồng khoai tây bằng biện pháp làm đất tối thiểu che phủ rơm rạ trong vụ đông 2012 – 2013.
Mô hình được triển khai với diện tích 1 ha, gồm có 35 hộ nông dân tham gia. Các hộ tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật của Sở Nông nghiệp& PTNT tỉnh tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc theo phương pháp làm đất tối thiểu, cấp phát giống, vật tư, phân bón, nilon bảo vệ để hạn chế chuột hại… Sau hơn 3 tháng triển khai, bước đầu đánh giá đây là mô hình dễ thực hiện, không phụ thuộc vào thành phần đất canh tác, có thể trồng ngay cả khi đất ướt, giúp bà con nông dân chủ động thời vụ nên có khả năng mở rộng sản xuất tại nhiều địa phương.
Phương pháp làm đất tối thiểu che phủ rơm rạ giúp giảm bớt công lao động 36,8% so với phương pháp trồng khoai thông thường, tương đương giảm được 420.000 đồng/sào (11.666.667 đồng/ha) và tận dụng được nguồn nguyên liệu rơm rạ, góp phần làm giảm chi phí sản xuất. Do tỷ lệ rãnh và diện tích luống nhỏ nên đã sử dụng tối đa diện tích đất canh tác, tăng mật độ trồng nhờ vậy giúp tăng năng suất, nâng cao mẫu mã và chất lượng sản phẩm so với phương pháp trồng khoai truyền thống.
Sau khi tham quan thực tế và trao đổi tại hội trường, các ý kiến tại hội thảo thống nhất nhận định, đây là mô hình có nhiều triển vọng, phát huy được hiệu quả trên chân đất có thành phần cơ giới là đất thịt, thịt nặng… cần được tiếp tục duy trì và mở rộng. Đồng thời đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng có chính sách hỗ trợ nhằm mở rộng diện tích, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Vài năm trở lại đây, chương trình cây trồng chủ lực của tỉnh đã hỗ trợ nông dân thâm canh cây cà phê về giống, một phần kinh phí đầu tư để chuyển đổi từ giống cũ năng suất kém sang giống mới năng suất cao, chất lượng tốt. Theo đó, thu nhập của nông dân trồng cà phê trong tỉnh ngày càng cao. Đây cũng là một trong những cây trồng được Đồng Nai khuyến khích phát triển vùng chuyên canh với quy mô sản xuất lớn, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để có đầu ra bền vững.
Đà Lạt không chỉ được người sành ăn biết đến với rau ôn đới, dâu tây mà còn có những trái hồng nổi tiếng. Hồng Đà Lạt có thể ăn theo nhiều cách, hồng chín đỏ ngọt lịm, hồng giòn ngọt mát, hồng khô dẻo quánh. Những lò sấy hồng Đà Lạt đã cho ra đời những trái hồng sấy có thể để lâu, để du khách mang theo như một món quà đặc biệt.
Bưởi ở xã Bạch Đằng nổi tiếng với thương hiệu bưởi lá cam có vị hơi chua thanh, ngon ngọt đặc trưng chỉ có ở xã Cù lao Bạch Đằng, TX.Tân Uyên. Nhằm góp phần đưa bưởi trong xã đi xa, Tổ hợp tác bưởi Bạch Đằng được thành lập với 12 thành viên. Qua thời gian hoạt động, thu nhập của các thành viên trong tổ lên đến hàng trăm triệu đồng/năm.
Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long, đến cuối tháng 9/2014, toàn tỉnh có 18ha chôm chôm nhiễm chổi rồng, tập trung nhiều tại các xã Đồng Phú, Bình Hòa Phước, An Bình (Long Hồ), tỷ lệ nhiễm dưới 30%. Mức độ nhiễm chổi rồng trên giống chôm chôm Thái, Java nhiều hơn chôm chôm đường.
Trái với quy luật nguồn cung giảm, giá tăng, giá chuối hiện vẫn đứng ở mức thấp. Cụ thể, chuối sứ thu tại đại lý đang ở mức 5 ngàn đồng/kg, chuối tiêu 3 ngàn đồng/kg, giảm từ 1-2 ngàn đồng/kg so với tháng trước. Đặc biệt, chuối bơm chỉ còn 700 đồng/kg, trong khi cùng kỳ mọi năm loại chuối này có thể bán được từ 6-7 ngàn đồng/kg. Nguyên nhân do các lò làm chuối sấy, chuối chiên giảm mạnh lượng tiêu thụ do đầu ra gặp khó khăn.