Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiến Nghị Không Quy Định Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Phải Có Vùng Nguyên Liệu Tối Thiểu 10% Công Suất

Kiến Nghị Không Quy Định Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Phải Có Vùng Nguyên Liệu Tối Thiểu 10% Công Suất
Ngày đăng: 18/10/2014

Tại Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp năm 2014, do Bộ NN & PTNT tổ chức ngày 15/10/2014, ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh đã trình bày một số khó khăn và kiến nghị của ngành nuôi tôm ở ĐBSCL. Trong đó, ông Huy kiến nghị không đưa quy định DN nuôi tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất vào đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo ông Huy, nếu áp dụng quy định 10% vùng nguyên liệu sẽ có những bất cập. Có thể xảy ra 3 kịch bản: một là, nếu DN nuôi tôm trúng vụ, họ có thể mở rộng sản xuất thì người nông dân sẽ bị loại khỏi cuộc chơi; hai là, nếu DN không nuôi được, không đạt tiêu chí trên thì ngành tôm sẽ thui chột; và ba là, DN không nuôi được, nhưng để được tiếp tục sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện, có thể sẽ xuất hiện tình trạng tiêu cực trong hồ sơ. Vì vậy, để quản lý nuôi tôm như một nghề có điều kiện thì không nên áp dụng tiêu chí 10% mà chi nên bắt buộc liên kết với người nuôi.

Ngoài ra, đề cập đến tình trạng dịch bệnh trong nuôi tôm hiện nay khiến nhiều người nuôi và DN thua lỗ, phá sản, ông Huy đề nghị Chính phủ có chủ trường cho hộ dân nuôi tôm khó khăn được vay vốn thêm 30 - 60% để phục hội sản xuất và trả nợ.

Mặc dù Chính phủ có chủ trương cho giãn nợ cho người nuôi thủy sản theo công văn 1149/TTg về chính sách hỗ trợ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hoặcQuyết định số 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng với người nuôi tôm và cá tra, nhưng thực tế chưa áp dụng với người nuôi tôm.

Về quản lý thuốc thú y, ông Huy đề nghị tăng tần suất kiểm tra vùng nuôi và phải công bố, công khai kết quả kiểm tra và mã hóa vùng nuôi để đảm bảo tính minh bạch. Đồng thời cần phát huy tốt chương trình giám sát thú y, đẩy mạnh tới từng tỉnh sản xuất.

Về con giống, hiện nay tôm bố mẹ đang phụ thuộc vào nguồn NK và thường được NK từ Thái Lan và Trung Quốc – vốn là 2 đối thủ cạnh tranh lớn của tôm Việt Nam, do vậy rủi ro về chất lượng tôm giống rất cao. Vì vậy, đề nghị nhà nước có chính sách đầu tư sản xuất tôm giống nội địa để đảm bảo ổn định và dễ quản lý chất lượng.

Cuối cùng, ông Huy đề nghị Bộ NN hỗ trợ mô hinh nuôi tôm chân trắng sử dụng nước biển để cải thiện môi trường, như một số tỉnh miền Trung đang áp dung.


Có thể bạn quan tâm

Nỗi lo mất mùa xoài Nỗi lo mất mùa xoài

Những trận mưa xuất hiện ban đêm, với lưu lượng lớn và kéo dài trong nhiều giờ. Rồi, những cơn giông lại bất thần nổi lên, va đập vào vách núi tạo ra từng đợt gió giật mạnh. Cư dân trồng xoài không khỏi lo lắng, nhất là thời điểm cây đang ra hoa và chuẩn bị kết trái.

23/11/2015
Ông Trần Văn Vui vượt khó làm giàu Ông Trần Văn Vui vượt khó làm giàu

Trong những năm qua, phong trào Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi ở xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng.

23/11/2015
Khánh thành HTX thanh long Long Trì Khánh thành HTX thanh long Long Trì

Sắp tới HTX sẽ đẩy mạnh thực hành quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích của thành viên là 30 ha thanh long với năng suất bình quân 1.500 tấn/năm.

23/11/2015
Xoài cát chu Bình Thuận cơ hội vào thị trường Nhật Xoài cát chu Bình Thuận cơ hội vào thị trường Nhật

Chúng tôi trở lại vùng xoài Tân Minh, Tân Phúc (Hàm Tân - Bình Thuận) ngay sau khi những quả xoài cát chu của Việt Nam được bày bán tại Nhật Bản với giá khá cao.

23/11/2015
Một nông dân đam mê nghề nuôi cá Một nông dân đam mê nghề nuôi cá

Xã Văn Khúc (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) cuối năm như nhộn nhịp hơn bởi những câu chuyện về nghề nuôi trồng thủy sản khi mà nhiều hộ gia đình đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch.

23/11/2015