Nuôi Chim Trĩ Một Mô Hình Mới Ở Bình Định

Việc nuôi chim trĩ thương phẩm đã được thực hiện ở một số địa phương trong nước, song ở Bình Định thì chưa phổ biến, chỉ một số ít hộ nuôi thử nghiệm, điển hình là gia trại nuôi chim trĩ của anh Bùi Văn Bảo, ở thôn Vạn Tín, xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân.
Sau thời gian bỏ công nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, tìm hiểu nhiều mô hình trang trại ở nhiều nơi, anh Bảo quyết tâm thực hiện mô hình nuôi chim trĩ.
Năm 2013, anh vào miền Nam mua về 200 chim trĩ con để gầy dựng gia trại. Anh Bảo cho biết, loài chim này không chỉ dễ nuôi mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, một con chim trĩ 20 ngày tuổi mua ở trại giống có giá khoảng 100 ngàn - 120 ngàn đồng, sau 3 tháng nuôi bán ra thị trường với giá khoảng 400 ngàn đồng.
Ông Bùi Văn Giới - bố anh Bảo, người trực tiếp chăm sóc đàn chim - nhẩm tính: “Trừ hết chi phí, một con chim trĩ cho lợi nhuận gần 200 ngàn đồng”.
Theo ông Giới, việc nuôi chim trĩ không tốn nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 30 phút để cho chim ăn 3 bữa và dọn dẹp vệ sinh chuồng trại. Chim trĩ cũng không kén thức ăn, nó có thể ăn cám chăn nuôi gia cầm, rau muống, giá đậu, bắp…, và có sức đề kháng khá tốt, khi mới sinh chỉ cần tiêm ngừa 2 lần. “Nuôi loài chim này tôi thấy yên tâm hơn vì chúng luôn khỏe mạnh trong mọi thời tiết” - ông Giới chia sẻ.
Hiện tại gia trại anh Bảo có 600 m2 chuồng nuôi chim trĩ đỏ với số lượng đàn trên 1.100 con, trong đó có gần 300 con chim giống.
Vừa rồi, anh đã xuất bán 500 con chim trĩ thương phẩm, trừ chi phí còn lãi 60 triệu đồng. Anh dự kiến mở rộng khu chuồng trại chăn nuôi lên 800m2, duy trì đàn chim thường xuyên từ 500 con trở lên. Anh luôn sẵn sàng hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nuôi chim trĩ cho những người có nhu cầu chăn nuôi loại chim này.
Có thể bạn quan tâm

Với 3 hộ ở xã Tri Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận tham gia mô hình nuôi ốc hương thương phẩm, diện tích thả nuôi trên 1 ha, với 150 vạn con giống, trong đó Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III hỗ trợ 50 vạn con.

Năm 2012, diện tích tôm nuôi của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) bị thiệt hại trên 8.600 ha, chiếm 49,6%, vì thiếu vốn nên nông dân khó có thể lấp lúa trên nền tôm. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hộ nuôi tôm sú bị thiệt hại, kết hợp vốn hỗ trợ sản xuất chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã hỗ trợ giống lúa đặc sản ST5 cho tất cả hộ nghèo và hộ cận nghèo ở các xã vùng tôm lúa của huyện. Do đó, vụ lúa mùa 2012 – 2013, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên đã xuống giống được 11.145 ha, trong đó có hơn 75% nông dân sử dụng giống lúa ST, vì giống lúa này phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.

Sau 2 năm trồng thí điểm, mô hình trồng dưa an toàn theo hướng VietGAP tại thôn Thành Mỹ (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) đã đem lại kết quả khả quan. Mô hình này đang được nhân rộng ở địa phương.

Trước năm 2007, hầu hết người dân ở xã Quảng Công (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đều sống bằng nghề nuôi tôm sú nước lợ. Nghề nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên ẩn chứa nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong giai đoạn 2003-2005, các vụ tôm liên tục lỗ lớn khiến nhiều bà con lâm vào cảnh khó khăn.

Vụ 1 nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ năm 2013, nhân dân vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã nuôi trồng được 2.557 ha, trong đó có 1.907 ha tôm sú, 615 ha ngao, 50 ha tôm thẻ chân trắng.