Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đàn Gà Vàng Của Anh Dục

Đàn Gà Vàng Của Anh Dục
Ngày đăng: 04/06/2013

Với quyết định tìm hướng đi mới để làm giàu, anh Chu Đình Dục (38 tuổi), ở thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên đã tìm đến nghề nuôi gà Đông Tảo.

Sau một thời gian mày mò làm ăn, anh Dục đã nhận ra giá trị kinh tế lớn của giống gà Đông Tảo. Năm 2001, anh là người đầu tiên nhập giống gà về để mở trang trại chăn nuôi tại thôn Trung.

Ban đầu, anh tìm đến tận xã Đông Tảo, học hỏi phương pháp chăm sóc đàn gà. Sau đó, anh tự tìm hiểu qua sách báo và tích lũy kinh nghiệm chăn nuôi. Anh Dục cho biết: “Giống gà Đông Tảo dễ chăm sóc. 12 năm nuôi gà, gia đình tôi chưa để xảy ra một đợt dịch bệnh nào”. Ngoài yêu cầu nắm vững kỹ thuật chăm sóc, theo anh Dục, quan trọng nhất là chuồng trại phải luôn sạch sẽ.

Từ nuôi gà thịt, hiện nay, gia đình anh chuyển sang nuôi gà lấy giống với số lượng 3.000 con, số lượng đàn lớn nhất thôn Trung. Với 3 khu chăn nuôi có diện tích trên 1.000m2, gia đình anh còn phải thuê thêm 3 nhân công.

Mỗi ngày, đàn gà cho anh khoảng 1.000 trứng. Anh Dục đã mở lò ấp trứng, mở thêm dịch vụ cung cấp gà giống cho các địa phương trong tỉnh và nhiều tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Sơn La… Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh Dục thu lãi 500 - 600 triệu đồng.

Thấy được thành công từ mô hình chăn nuôi của gia đình anh Dục, nhiều gia đình trong xã cũng học tập mô hình này. Một số gia đình nuôi với số lượng nhiều như gia đình anh Chu Đình Thu, Chu Đình Kế, Chu Văn Lượng… cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Đỗ Thành Đoàn- Trưởng thôn Trung cho biết: “Hiện thôn Trung có 141 hộ dân. Trong đó có 100 hộ nuôi gà Đông Tảo theo hình thức trang trại. Tổng số đàn gà trong thôn khoảng trên 10 vạn con. Việc phát triển đàn gà Đông Tảo đã mang lại thu nhập cao và ổn định cho người dân địa phương, đồng thời, góp phần quảng bá thương hiệu gà Đông Tảo ra thị trường trong và ngoài nước".


Có thể bạn quan tâm

Sự Trở Lại Của Cây Nho Ở Phước Thể Sự Trở Lại Của Cây Nho Ở Phước Thể

Là một trong những địa phương có diện tích trồng nho khá lớn ở Tuy Phong (Bình Thuận), có điều kiện đất đai phù hợp, nên từ lâu nhiều hộ dân ở các xã Phước Thể, Phú Lạc… đã chọn cây nho làm cây trồng chủ lực.

20/07/2013
Mường Ảng Phát Huy Vai Trò Của Nông Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Mường Ảng Phát Huy Vai Trò Của Nông Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới

Xác định nông dân là chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua, các cấp Hội Nông dân Mường Ảng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

29/06/2013
Kỳ Vọng Đổi Đời Từ Ốc Len Kỳ Vọng Đổi Đời Từ Ốc Len

Huyện Phú Tân có hệ sinh thái rừng ngập mặn, được phân bố dọc ven biển với chiều dài khoảng 37 km, có 2.637 ha rừng phòng hộ, nằm trên địa phận xã Phú Tân, Tân Hải, Nguyễn Việt Khái và thị trấn Cái Đôi Vàm.

20/07/2013
Lợi Ích Từ Việc Xen Canh Trong Vườn Cao Su Ở Bình Phước Lợi Ích Từ Việc Xen Canh Trong Vườn Cao Su Ở Bình Phước

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

31/03/2013
Bao Giờ Nông Dân Mới Hết “Liều” Bao Giờ Nông Dân Mới Hết “Liều”

Ở Bạc Liêu, lúa mất giá nên nhiều nơi nông dân trồng màu dưới ruộng. Bởi, trồng một công màu giá trị mang lại cao hơn gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa.

20/07/2013