Sóc Trăng Có Hơn 18.000 Ha Tôm Nước Lợ Bị Thiệt Hại
Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.
Nguyên nhân của tình trạng tôm nước lợ thiệt hại tăng do thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh như huyện Cù Lao Dung, Long Phú mở rộng và phát triển ao nuôi mới trên nền đất vốn trước đây là đất trồng mía. Hầu hết diện tích mới thả nuôi đều không nằm trong vùng quy hoạch phát triển thủy sản của địa phương nên cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển nuôi tôm mới phát sinh chưa đồng bộ và gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thiệt hại tăng cao.
Bên cạnh đó, các hộ nuôi mới phát sinh chưa có kinh nghiệm, chưa điều chỉnh được khung lịch thời vụ hợp lý, cộng với chất lượng nguồn tôm giống chưa được đảm bảo, chưa có sự kiểm soát kỹ càng về chất lượng nên dẫn đến tình trạng tôm nuôi trong tỉnh bị thiệt hại cao trong thời gian qua.
Hiện nay, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo các cấp ngành nhanh chóng vận động người dân cải tạo ao nuôi bị thiệt hại, tăng cường kiểm tra các cơ sở cung cấp giống thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường khuyến cáo người dân hạn chế việc mở rộng ao nuôi, đặc biệt là trong thời điểm thời tiết bất lợi và nguồn nước phục vụ nuôi tôm nhiều vùng còn bị ô nhiễm.
Có thể bạn quan tâm
Giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu đang giảm mạnh, từ 50.000 - 60.000 đồng/kg. Hiện nay, giá tôm sú loại 30 con dao dộng từ 140.000 - 160.000 đồng/kg, loại 40 con từ 120.000 - 125.000 đồng/kg. Giá tôm nguyên liệu tuy giảm, nhưng các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu thu mua không nhiều. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn nên họ chỉ thu mua chế biến cung cấp theo các đơn hàng đã ký kết trước đó, chứ không dám thu mua chế biến để dự trữ như trước đây.
“Đoàn kết là thắng” - đó là bài học của cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hùng (xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) thấu hiểu từ thời còn đi học và nó đã đi theo anh suốt thời chiến lẫn thời bình.
Ngày 19/6, UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2012, toàn huyện đưa 415 ha diện tích mặt nước vào nuôi, trồng thủy hải sản. Trong đó, nuôi tôm trên cát khoảng 89,31 ha; nuôi cá nước ngọt 325 ha và 280 lồng cá. Sản lượng khai thác thủy sản đạt 255 tấn (khai thác biển 233 tấn và khai thác sông đầm 22 tấn).
Việc trồng một vụ đậu nành thay cho lúa hè thu luân canh sau lúa đông xuân được ngành nông nghiệp khuyến khích vì có những lợi ích nhất định.
Hiện nay rau trên diện rộng đều là rau không sạch, rau không an toàn. Nguyên nhân có nhiều: Một là, dùng các thuốc trừ sâu quá độc hại, dùng quá liều lượng cho phép và dùng đến tận gần lúc thu hoạch. Hai là, nhiều thuốc trừ sâu ngoài danh mục cho phép (như các loại Lân hữu cơ, Clo hữu cơ) vẫn được nhập lậu từ Trung Quốc sang.