Trà Vinh Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh triển khai mô hình Chăn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học tại hộ ông Nguyễn Thanh Trăm ở ấp Rọ Say, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, với qui mô 20 con.
Trung tâm hỗ trợ 50% chi phí giống cho hộ tham gia mô hình. Trong quá trình triển khai, cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia làm đệm lót và hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và bảo dưỡng đệm lót theo đúng quy định.
Ngày 11/9/2014, Trung tâm tổ chức hội thảo kiểm tra, đánh giá kết quả mô hình. Kết quả, trọng lượng bình quân của đàn heo khi xuất chuồng ước đạt 90kg/con, với giá bán 50.000 đồng/kg, gia đình thu vào hơn 4,5 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận hơn 1 triệu đồng/con, cao hơn so với cách nuôi truyền thống từ 400.000 - 500.000 đồng/con.
Theo đánh giá, mô hình “Chăn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học” khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí nhân công, lượng nước, lượng điện…do không tắm cho heo trong suốt thời gian nuôi; đàn heo ít bị dịch bệnh, giảm thuốc thú y, heo lớn nhanh hơn so với phương pháp truyền thống; hơn nữa, chất lượng thịt heo săn chắc nên được thị trường ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Với vườn cam lòng vàng (cam Vinh) trên 1.100 cây được chăm sóc hiệu quả, trung bình mỗi năm, gia đình ông Trần Duy Hà có thể thu về cả tỷ đồng

Người được mệnh danh này chính là ông Lý Văn Bon, người đầu tiên ở vùng đất ĐBSCL đưa con cá thát lát cườm từ ao hầm sang nuôi lồng bè trên dòng sông Hậu

Qua tìm hiểu, nhận thấy mô hình nuôi thỏ New Zaeland mang lại hiệu quả kinh tế cao nên anh Chanh quyết định đầu tư phát triển kinh tế theo hướng này

Mô hình nuôi dê nhốt chuồng đã mang lại cho gia đình anh Phan Trí Khái (ngụ xã Giai Xuân, H.Phong Điền, TP.Cần Thơ) nguồn lợi nhuận gần 100 triệu đồng/năm.

Từ số tiền được hỗ trợ khi xuất ngũ, sau gần 10 năm đầu tư nuôi bò, anh Nguyễn Phụ Thu (Vĩnh Long) đã có nguồn lợi nhuận ổn định hơn 100 triệu đồng/năm.