Đầm Nha Phu Đang Suy Kiệt
Viện Hải dương học Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa hoàn thành đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo vệ đa dạng sinh học đầm Nha Phu”, qua đó đánh giá nguồn lợi thủy sản đang suy kiệt nghiêm trọng.
Cụ thể, nguồn lợi cá của đầm này đã giảm hơn 50%, thân mềm giảm 60%, giáp xác giảm 90% so với 5 năm trước. Một số loài thân mềm không còn thấy xuất hiện ở đây như: mực nang, mực lá, sò huyết, ốc sút…
Đầm Nha Phu tiếp giáp với 6 xã trong khu vực, gồm 5 xã thuộc thị xã Ninh Hòa và 1 xã thuộc TP Nha Trang. Đây là một trong những đầm lớn nhất tỉnh Khánh Hòa về đa dạng sinh học. Tuy nhiên, tác động lớn từ việc phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, sử dụng nhiều loại công cụ mang tính hủy diệt đã làm mất cân bằng sinh thái, mất nơi quần cư, sinh sản của sinh vật và giảm chức năng lưu giữ trầm tích từ đất liền. Cùng với đó là sự suy giảm chất lượng môi trường, tiềm ẩn suy giảm đa dạng sinh học và những thiệt hại trong khai thác, nuôi trồng thủy sản.
UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ khai thác nguồn lợi thủy sản phối hợp với thị xã Ninh Hòa xây dựng đề án nhằm bảo tồn và phát triển đầm Nha Phu trên cơ sở xây dựng một chương trình tổng thể, can thiệp sâu rộng vào các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, tạo sinh kế cho người dân… Tuy nhiên, đề án tổng thể vẫn còn đang trong giai đoạn soạn thảo, đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, rầy nâu và rầy lưng trắng lứa 6 đã gây hại ở 1.625 ha, mật độ trung bình 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao 5.000 - 7.000 con/m2, cá biệt có ổ lên tới hàng vạn con/m2.
Với đầu ra ổn định, trung bình mỗi sào thu về từ 8 – 10 triệu đồng/năm, cây mía tím đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở một số huyện miền tây Thanh Hóa như huyện Bá Thước, Quan Hóa...
Cá tra nguyên liệu loại trên 1 kg/con hiện chỉ khoảng 19.500 – 19.700 đồng/kg, mức giá mà các doanh nghiệp chế biến thu mua rất hạn chế. Cùng lúc này, loại cá dưới 800 g/con, giá thu mua khoảng 22.000 – 22.200 đồng/kg (áp dụng cho phương thức mua cá trả tiền chậm), còn nếu trả tiền mặt, chỉ ở mức 20.000 đồng/kg.
Thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) vốn chỉ là vùng đất thuần nông, nhưng chỉ trong vài năm trở lại đây, người dân đổ xô sang nghề nuôi rắn.
Đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 10.756 ha, đạt 99,7% kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 472,4 ha, gồm: cá tra, cá rô đồng, cá thát lát, cá lóc vèo, cá bống tượng, cá trê lai, cá tra giống và các loài cá khác.