Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thiếu thông tin thị trường, người trồng lạc thiệt hại

Thiếu thông tin thị trường, người trồng lạc thiệt hại
Ngày đăng: 13/07/2015

Theo giá bán lạc hiện nay thì bà con nông dân tại các huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên rất phấn khởi. Tuy nhiên, sự phấn khởi bởi lạc năm nay được mùa, được giá, lại không thuộc về người trồng lạc. Bởi lẽ, cách đây khoảng nửa tháng, nhiều hộ dân các xã vùng thấp trong tỉnh đã bước vào vụ thu hoạch lạc Xuân rầm rộ. Lạc thu được đến đâu, bán ngay đến đó. Giá bán ngay đầu vụ bình quân 8.500 – 9.500 đ/kg (bán lạc tươi). Với giá bán tại chỗ nêu trên, rất nhiều nhà nông tỏ vẻ hài lòng. Đa số người trồng lạc cho rằng, bán lạc tươi ngay sau thu hoạch “nếu” quy ra giá lạc phơi khô năm trước cũng đã ngang nhau (tức 16.000đ/kg). Hơn nữa, bán lạc tươi lại không mất thời gian, không tốn thêm công sức thu, phơi mỗi ngày...(!?)

Có 2 lý do để người nông dân trồng lạc năm nay bán tháo ngay sau thu hoạch. Thứ nhất là, giá mua lạc giống trồng vụ xuân này chỉ có 15.000 đ/kg, rẻ chỉ bằng 1/3 giá mua lạc giống trồng trong vụ Xuân năm 2014 là 40.000 – 45.000 đ/kg. Lý do thứ hai chính là không nắm bắt được thông tin thị trường. Người trồng lạc trong nhiều năm liên tục đã luôn phải phó mặc cho tư thương định giá thu mua sau mỗi vụ trồng. Theo đó, tư thương định giá thu mua cao thì bán cao và ngược lại.

Cũng có những năm, lạc thu xong, phơi khô, đóng bao, rồi nằm chờ vì không có người mua. Thực tế cũng đã có rất nhiều gia đình phải bán vội vì lạc thu hoạch xong để quá lâu nên hạt đã chuyển mầu, xuống cấp, vì thiếu vắng người mua, không thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực tiễn trên đã làm cho người nông dân vốn đã thu nhập thấp, lại càng thấp hơn, thiệt thòi hơn so với những thành quả lao động mà họ bỏ ra và đáng lẽ họ phải được thụ hưởng. Vì thời điểm hiện tại, giá bán ra mỗi kg lạc người nông dân đã bị thất thu đi từ 6.000 – 7.500 đ/kg so với giá bán đầu vụ thu hoạch.

Theo nhận định, đã có khoảng 1/3 sản lượng lạc vụ này đã được (bán vội) đi trước đó thì người trồng lạc trong tỉnh đã mất đứt khoảng 4,5 – 5,5 tỷ đồng. Bởi lẽ, hiện nay giá lạc các tư thương đang mua vào có chiều hướng tăng thêm mỗi ngày. Câu hỏi đặt ra, liệu còn có bao nhiêu gia đình còn giữ lại sản lượng lạc đến giờ phút này để đỡ thua thiệt (?!)

Bài học thiếu thông tin thi trường và định lượng giá cả hiện nay xin gửi lại cho các Nhà quản lý và hoạch định chính sách.


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp nào giúp nông dân tiếp tục gắn bó với cây mía? Giải pháp nào giúp nông dân tiếp tục gắn bó với cây mía?

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục, diện tích mía ở ĐBSCL đang dần bị phá bỏ và thay thế bằng các cây trồng khác.

04/09/2015
Phá vỡ quy hoạch, nuôi mầm dịch bệnh Phá vỡ quy hoạch, nuôi mầm dịch bệnh

Diện tích hồ tiêu tăng nhanh chóng đã phá vỡ quy hoạch nông nghiệp khu vực Tây Nguyên. Trong khi đó, dịch bệnh bùng phát làm tiêu chết hàng loạt sẽ dập tắt giấc mộng đổi đời từ cây tiêu của người dân Tây Nguyên. Đây là những nguy cơ sẽ làm cây hồ tiêu Tây Nguyên phát triển thiếu bền vững.

04/09/2015
Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới phải tự cứu mình Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới phải tự cứu mình

Cạnh tranh vốn dĩ là quy luật của thị trường. Thế nên thanh long Bình Thuận muốn tiếp tục khẳng định vị thế thì ngay từ bây giờ phải định hướng khâu sản xuất và tiêu thụ hiệu quả…

04/09/2015
Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới căng sức cạnh tranh Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới căng sức cạnh tranh

Ngành chức năng Bình Thuận vừa chủ trì tổ chức cuộc họp theo chỉ đạo của Bộ Công Thương để thông tin tình hình thị trường tiêu thụ trái thanh long tại Trung Quốc. Song những diễn biến có liên quan đến thanh long Bình Thuận đều là “tin không vui”, đặt ra vấn đề cấp bách trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm lợi thế của địa phương…

04/09/2015
Nhà máy đường lại lo đói mía Nhà máy đường lại lo đói mía

Chuyện không mới nhưng nhiều năm qua, ngành mía đường vẫn không giải quyết được

04/09/2015