Đầm Dơi (Cà Mau) Khai Thác Hơn 92.000 Tấn Thủy Sản

Năm 2014, tuy gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh tế thủy sản ở huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có nhiều tiến bộ vượt bậc, khai thác thủy sản đạt hơn 92.000 tấn, đạt 100% kế hoạch, tăng 1,09% so với cùng kỳ.
Diện tích nuôi tôm công nghiệp năm 2014 ở huyện Đầm Dơi hơn 365 ha, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp trong huyện hơn 2.690 ha, năng suất đạt từ 5 - 7 tấn/ha, diện tích nuôi tôm quang canh cải tiến hơn 9.000 ha. Xây dựng 9 mô hình sản xuất có hiệu quả ở các xã Tân Dân, Tân Thuận, Tân Đức, Nguyễn Huân và thị trấn Đầm Dơi.
Năm 2015, huyện Đầm Dơi phấn đấu khai thác thủy sản 106.000 tấn, trong đó tôm 51.500 tấn, phát triển mới 600 ha diện tích nuôi tôm công nghiệp, 2.000 ha diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến. Để đạt được chỉ tiêu trên, ngành chuyên môn huyện Đầm Dơi cần tăng cường công tác ứng dụng, chuyển giao khoa học – kỹ thuật đến người nuôi tôm, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, kiểm soát được dịch bệnh để hạn chế rủi ro cho người nuôi tôm.
Tạo mối gắn kết giữa doanh nghiệp bán thức ăn, cung ứng con giống, thu mua tôm nguyên liệu với người nuôi tôm trên cơ sở tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết 'bốn nhà', để giải quyết đầu ra ổn định cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2011, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên đã đưa vào trồng khảo nghiệm giống sâm Ngọc Linh tại Sa Pa.

Với đội ngũ cán bộ, giảng viên vừa nhiệt tình giảng dạy vừa say mê nghiên cứu khoa học (NCKH), Trường Đại học Nha Trang đã có nhiều công trình NCKH ứng dụng hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực thủy sản, vốn là thế mạnh của trường.

Những tháng đầu năm 2015, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của người dân, do lợi nhuận không cao, thậm chí nhiều hộ nuôi tôm bị thua lỗ dẫn đến tình hình phát triển các loại hình nuôi tôm trong tỉnh gặp khó khăn. Đứng trước thực trạng này, Sở NN&PTNT đã có những khuyến cáo với người dân.

Từ trước đến nay, Việt Nam luôn là quốc gia chiếm vị trí tuyệt đối cao nhất và gần như duy nhất trong nuôi, chế biến và XK cá tra ra thị trường toàn cầu. Chính điều này đã khiến nhiều người nhầm tưởng rằng, cá tra Việt Nam thực sự có vị thế “độc quyền” trên thị trường thủy sản thế giới.

Được trang bị tủ thuốc, ngư dân tàu đánh bắt xa bờ sẽ có đầy đủ các loại thuốc điều trị các bệnh thường gặp và một số dụng cụ y tế để có thể tự chăm sóc sức khỏe trong trường hợp không tiếp cận được với các cơ sở y tế.