Chủ động ứng phó với hạn hán kéo dài
Tổng diện tích không canh tác được do thiếu nước tại 5 tỉnh trên khoảng 47.082 ha; trong đó diện tích lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước khoảng 30.531 ha, diện tích cây trồng cạn phải dừng sản xuất gần 16.551 ha.
Đối với chăn nuôi, tình hình thiệt hại đàn gia súc do hạn hán gây ra làm thiếu thức ăn, suy dinh dưỡng và ngộ độc thức ăn đã làm chết 1.810 con, tập trung chủ yếu tại Ninh Thuận.
Về tình hình thiếu nước ăn và nước sinh hoạt, tính từ ngày 20/01/2015 đến 19/6/2015, có tổng số 142.480 nhân khẩu, trong đó tỉnh Ninh Thuận có 23.130 nhân khẩu và tỉnh Bình Thuận có 119.350 nhân khẩu thiếu nước ăn và nước sinh hoạt trầm trọng. Tỉnh đã huy động các phương tiện chở nước cấp cho mỗi người dân duy trì từ 25 - 30 lít nước/ngày.
Trước tình hình hạn hán, Cục Trồng trọt cũng đã đề ra một số giải pháp phòng, chống hạn, thiếu nước trong thời gian tới.
Về giải pháp ngắn hạn, đối với sản xuất lúa, các địa phương cần cân đối nguồn nước phân vùng tưới cụ thể, trên cơ sở đó xác lập vùng an toàn tưới, vùng có nguy cơ nhằm xây dựng phương án sản xuất trong tình hình dự báo hạn hán; sử dụng giống ngắn ngày, cực ngắn ngày, bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng để tưới đồng loạt và cắt nước đồng loạt.
Các địa phương tiếp tục rà soát cân đối nguồn nước, chuyển đổi cây trồng cạn ngắn ngày trên đất lúa để tiết kiệm nước và tăng hiệu quả sử dụng đất lúa; quản lý chặt chẽ không để gieo trồng ngoài kế hoạch ở những khu vực nguồn nước không bảo đảm; những vùng đủ điều kiện có thể chỉ đạo chuyển đổi sang cây trồng cạn gồm cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
Cụ thể, vùng có nguồn tưới, tập trung sản xuất các loại cây trồng ngắn ngày như ngô lai, lạc, rau đậu các loại; vùng không có khả năng đủ nước tưới đến cuối vụ.
Đối với những vùng đất hoàn toàn không có khả năng tưới hoặc không có nguồn chống hạn cuối vụ nên chuyển đổi sang cây mía, cây sắn để hạn chế thiệt hại khi sản xuất lúa.
Về giải pháp trung và dài hạn, trên cơ sở bản đồ hạn, các địa phương cần xây dựng kế hoạch gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày, điều chỉnh kịp thời theo hướng chuyển đổi diện tích trồng lúa vùng thương xuyên có nguy cơ thiếu nước sang các loại cây rau màu. Đối với vùng đặc biệt khó khăn về hạn hạn có thể đề xuất chuyển đổi sang cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong điều kiện hạn hán thường xuyên
Bên cạnh đó, tăng cường công tác trồng rừng nhằm đảm bảo độ che phủ, đặc biệt là khu rừng đầu nguồn nhằm đảm bảo nguồn nước cho vùng hạ lưu.
Có thể bạn quan tâm
Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 15 cơ sở nuôi nhốt cá sấu với khoảng gần 1.000 cá thể. Các hình thức nuôi chủ yếu là nuôi trang trại, nuôi trong điều kiện bán hoang dã, nuôi phục vụ du lịch và nuôi kiểng hộ gia đình; tập trung nhiều nhất ở huyện Bình Tân, Long Hồ và TP Vĩnh Long.
Ngày 6/11, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước tổ chức hội nghị triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn nuôi tôm quảng canh cải tiến tại xã Phú Hưng.
Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện tại tổng đàn vật nuôi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chỉ có hơn 17.000 con trâu, bò, gần 60.000 con heo và khoảng 300.000 con gia cầm, giảm gần 40% so 6-7 năm trước. Tại sao hoạt động chăn nuôi sa sút, trong khi Đà Nẵng là thị trường tiêu thụ thịt động vật khá lớn?
Chỉ trong vài tuần, tại một số trang trại (TT) gia cầm ở xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) có gần 4.000 con gà bị chết do dịch tả. Sau các đợt bão lũ, các hộ nuôi chủ quan trong công tác phòng ngừa dịch bệnh là nguyên nhân dẫn đến gia cầm chết hàng loạt.
Chiều ngày 6-11, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành quyết định số 2677/QĐ-UBND, công bố dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại hai xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Đông.