Đăk Nông Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Gấc Ở Huyện Cư Jút

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, trong những năm gần đây, bà con nông dân ở huyện Cư Jút (Đăk Nông) đã đưa cây gấc vào trồng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
Chúng tôi có dịp đi tham quan mô hình trồng gấc của gia đình ông Trần Văn Định ở TDP4, thị trấn Ea Tling. Năm 2013, được sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật của các ngành chuyên môn và sự hỗ trợ giống từ Công ty TNHH Sản xuất DVTM gấc Tây Nguyên, ông đã đưa cây gấc vào trồng thử nghiệm trên diện tích hơn 1 ha đất vườn của gia đình. Nhờ trồng đúng kỹ thuật, được đầu tư chăm sóc chu đáo, nên vườn gấc của gia đình ông phát triển tốt và đã cho thu hoạch, mang về cho gia đình ông khoản thu nhập trên 100 triệu đồng.
Theo số liệu thống kê, hiện trên địa bàn toàn huyện Cư Jút có khoảng 100 hộ đăng ký tham gia mô hình trồng gấc với diện tích là 100 ha. Cây gấc dễ chăm sóc, không đòi hỏi kỹ thuật cao, không phải đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, đầu ra ổn định. Bình quân 1 ha sẽ trồng được 500 gốc gấc. Thời gian sinh trưởng ngắn, từ lúc ươm bầu đến 3 hoặc 5 tháng gấc sẽ cho quả.
Nếu điều kiện khí hậu thuận lợi và được chăm sóc tốt, 1 ha gấc sẽ thu hoạch được 18 tấn trong năm thứ nhất, 36 tấn trong năm thứ hai và cứ thế nhân lên trong năm thứ ba. Với giá thị trường như hiện nay khoảng 7000 đồng/kg, thì 1 ha gấc bà con nông dân thu về gần 150 triệu đồng.
Với mức thu nhập này cây gấc đã từng bước khẳng định là loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác. Vì vậy, sau thời gian làm thí điểm thấy cây gấc mang lại hiệu quả kinh tế khả quan nên nhiều bà con nông dân trong huyện đã tìm đến với cây trồng này nhằm đa dạng hoá cây trồng và tăng thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình sản xuất mía gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư tăng cao, giá cả trồi sụt thất thường, đầu ra bấp bênh, điều kiện tự nhiên không phù hợp,... khiến cho nhiều nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thua lỗ, buộc lòng phải chuyển sang cây trồng khác.

Hiện nay, mùa mưa lũ đang đến gần, ngành Thủy sản tỉnh yêu cầu người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu hoạch những diện tích tôm còn lại và có biện pháp bảo vệ an toàn những diện tích nuôi tôm trên cát, nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ.

Không chỉ dừng lại ở cá tầm, cá quả, cá trê, ốc, ếch... mà vừa có thêm cá trắm được đưa vào danh sách vật nuôi được cơ quan chức năng phát hiện có tình trạng nhập lậu từ nước ngoài.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, qua kiểm tra tình hình sử dụng lưới lồng (hay còn gọi là lờ dây, lờ bát quái) đã phát hiện trên địa bàn 26 xã, phường ven biển có 1.205 hộ ngư dân với 85.057 phương tiện lưới lồng đang sử dụng để khai thác thủy sản.

Trạm khuyến nông huyện Phù Ninh (Phú Thọ) vừa tổ chức tham quan đánh giá mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học tại thị trấn Phong Châu