Đắk Nông Sản Xuất Cà Phê Theo Chuẩn Quốc Tế
Theo ông Hồ Gấm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT thì hiện toàn tỉnh Đắk Nông có trên 22.000 ha cà phê được sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế như: 4C, UTZ Certified, Rain Fores, tập trung nhiều ở Đắk R’lấp, Đắk Song, Đắk Mil.
Đây là kết quả của sự hợp tác, liên kết giữa một số doanh nghiệp rang, xay cà phê trong nước như Công ty TNHH Netslé Việt Nam, Neuman gruppe Việt Nam, Or lam Việt Nam với nông dân. Điều đáng nói là sự liên kết của họ ngày càng bền chặt, với phía nhà nông đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong quá trình tuân thủ những điều cam kết với doanh nghiệp.
Đây là một tín hiệu mừng, động lực cho ngành chức năng, các địa phương để đẩy mạnh quá trình phát triển cây trồng chủ lực của tỉnh theo hướng hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tạo đầu ra ổn định.
Gia đình chị Trần Thị Huyền ở thôn 9 xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp) hiện có 2,5 ha cà phê được sản xuất theo chuẩn 4C, vụ này, thu về gần 10 tấn. Theo chị Huyền thì đây là năm thứ 3, chị áp dụng việc sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế. Ban đầu cũng gặp một số bỡ ngỡ nhưng hiện nay chị đã áp dụng thành thạo mọi kỹ thuật để vườn cà phê phát triển bền vững, ít sâu bệnh, đảm bảo năng suất ổn định.
Chị Huyền vui mừng cho biết: “Theo chuẩn này, tôi đã chú trọng hơn đến việc đảm bảo chất lượng cà phê sạch, nhất là ở khâu phun xịt các loại hóa chất bảo vệ thực vật phải đúng cách, đúng bệnh, thuốc phải nằm trong danh mục được sử dụng của Nhà nước, không sử dụng tràn lan như trước đây. Đặc biệt, tôi đã học và biết ghi chép lại quá trình chăm sóc cây. Điều này, không chỉ đáp ứng theo yêu cầu của bên thu mua sản phẩm nhằm theo dõi được cả quá trình sản xuất mà còn giúp tôi tính ra được chi phí đầu vào, công lao động để so sánh với thu nhập mỗi vụ, vụ này so với vụ khác để có sự đầu tư hiệu quả hơn”.
Được biết, sản xuất theo chuẩn 4C, chị Huyền có thể tăng 20% năng suất so với cách sản xuất trước đồng thời giảm được gần 15% chi phí nên lợi nhuận tăng lên, giá bán lúc nào cũng cao hơn khoảng 5 triệu đồng/ tấn so với mặt bằng giá trên thị trường. Không chỉ gia đình chị Huyền, theo UBND xã Nhân Cơ thì hiện nay địa phương có trên 2.000 ha cà phê, trong đó có khoảng 300 ha được sản xuất theo các tiêu chuẩn như 4C, UTZ.
Sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế cũng là phương thức mà nhiều nông dân ở huyện Đắk Mil đang áp dụng. Cụ thể như trường hợp của gia đình ông Trần Đình Hùng ở thôn Đức Lợi, xã Đức Mạnh. Theo ông Hùng thì sản xuất cà phê theo chuẩn quốc tế thật ra cũng không quá xa vời. Cái lợi mà ông thu được khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật là ở chỗ tạo được sinh thái vườn cây ổn định. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong mùa khô, khi nguồn nước tưới ngày càng khan hiếm.
Theo đó, gia đình có thể hạn chế được tình trạng cây kém phát triển do thiếu nước nhờ trồng cây che bóng, chắn gió, bón phân hợp lý, cân đối. Trong chăm sóc, ông nghiêng về dùng các loại phân sinh học, vi sinh nên đất đai cũng tơi xốp hơn, duy trì sức khỏe vườn cây qua nhiều năm.
Về vấn đề này, ông Dư Văn Thế, Chủ tịch UBND xã Đức Mạnh cho biết: “Hiện toàn xã có khoảng 200 hộ dân sản xuất hơn 600 cà phê theo các chuẩn quốc tế và số lượng hộ áp dụng đang tăng nhanh theo các năm. Điều này không chỉ giúp bà con tăng thu nhập mà còn tăng được chất lượng sản phẩm cà phê nhân, trong đó quan trọng nhất là sạch và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Với địa phương thì sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên đất đai, nước góp phần phát triển kinh tế, xã hội”.
Có thể bạn quan tâm
Từ kinh phí của Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình nuôi gà Ai Cập chuyên trứng sử dụng đệm lót sinh học với tổng số gà giống là 400 con. Tham gia mô hình trình diễn, người chăn nuôi được hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư thiết yếu và chế phẩm sinh học BalasaN01. Đồng thời, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, làm đệm lót sinh thái, quy trình nuôi gà Ai Cập.
Mô hình trồng bắp non kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo là mô hình hiệu quả, giúp nhiều nông dân ổn định thu nhập. Tuy nhiên, nếu mô hình được thực hiện một cách toàn diện hơn và sản phẩm bắp non, bò thịt được liên kết bao tiêu thì đây sẽ là một mô hình phát triển kinh tế ổn định và hiệu quả.
Mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học được triển khai từ tháng 9 đến tháng 12-2014 tại xã Lực Hành (Yên Sơn - Tuyên Quang). Các hộ tham gia mô hình phải đảm bảo các tiêu chí như diện tích chuồng nuôi trên 20 m2, có lao động để chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn, có vốn đối ứng khi tham gia mô hình, có kinh nghiệm trong chăn nuôi…
Tại Việt Nam, hiện nay chưa có khung pháp lý và không đủ năng lực quản lý đối với lĩnh vực rất mới này. Do vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng tạm thời chưa triển khai việc thực hiện phối hợp với Tập đoàn KBL Hoa Kỳ thực hiện dự án nuôi tằm BĐG đến khi chúng ta có khung pháp lý cho lĩnh vực này.
Trong chiến tranh, những anh lính "Bộ đội Cụ Hồ" luôn kiên trung, anh dũng. Trong thời bình, họ ra sức thi đua, chăm lo phát triển kinh tế vươn lên làm giàu bằng chính đôi bàn tay, khối óc của mình. Những năm gần đây, nắm bắt nhu cầu thị trường, mô hình nuôi thỏ của hội viên Hội Cựu chiến binh xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã đem lại kết quả phấn khởi.