Đắk Mil Đã Trồng 800 Ha Cà Phê Giống Mới, Cho Năng Suất Cao

Theo Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Đắk Mil thì sau 3 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng vườn cà phê và Chương trình tái canh cây cà phê thì đến nay, địa phương đã ghép cải tạo và trồng tái canh được gần 800 ha với nhiều giống cà phê mới và cho thấy các giống như TR4, TR9, TR10, TR11, TR12, TR15 cho năng suất cao ở mức từ 4 - 5 tấn nhân/ha. Đây là những giống được 2 đơn vị là Công ty TNHH Đắk Pham và HTX Nông nghiệp Đắk Mil ươm, cung cấp cho người trồng.
Ông Lê Văn Điệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Đắk Mil cho biết: “Qua theo dõi, hiện nay, các giống cà phê mới được nhân dân chọn trồng vì có nhiều ưu điểm, nhất là năng suất và chất lượng nhân cao hơn nhiều so với các giống cũ.
Việc thực hiện các chương trình nâng cao năng suất, chất lượng cà phê của huyện đã tăng năng suất lên 5 tạ/ha, năng suất trung bình hiện là 2,2 tấn/ha. Trong năm 2015, UBND huyện dự kiến sẽ xây dựng 6 vườn nhân chồi cà phê đầu dòng tại những xã trồng cà phê nhiều của huyện như Đức Minh, Đức Mạnh, Đắk Lao, Thuận An với quy mô mỗi vườn từ 100 – 500m2 nhằm đáp ứng nguồn chồi ghép cho nhân dân trồng để thực hiện các chương trình, đề án nâng cao chất lượng vườn cà phê”.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/dak-mil-da-trong-800-ha-ca-phe-giong-moi-cho-nang-suat-cao-36544.html
Có thể bạn quan tâm

Sáng 3-6, Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu 2 cho biết lô vải thiều đầu tiên xuất khẩu đi Mỹ (1 tấn) đã đến nơi an toàn và được nhà nhập khẩu đánh giá chất lượng tốt và mẫu mã đẹp.

Nhằm đảm bảo nguồn gen và chủ động nguồn giống để phát triển vùng sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My đang tiến hành các bước để thành lập vườn sâm gốc trên diện tích 100ha tại xã Trà Linh.

Học và làm theo Bác từ những công việc nhỏ, hoàn thành tốt công việc của mình đang làm, trở thành phương châm hoạt động và làm việc của Hội nông dân xã Đức Nhuận, để cùng nhau xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Ngày mùa, trên cánh đồng nặng trĩu lúa vàng ở Gio Quang (huyện Gio Linh, Quảng Trị) càng thêm nhộn nhịp trong âm thanh rền vang từ những chiếc máy gặt đập liên hợp hoạt động liên tục. Cơ giới hóa trong nông nghiệp thực sự đã đem lại nhiều tiện ích và hiệu quả to lớn cho người nông dân.

Những ngày này, người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi vì hồ tiêu vừa được mùa vừa được giá.