Đắk Mil Đã Trồng 800 Ha Cà Phê Giống Mới, Cho Năng Suất Cao
Theo Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Đắk Mil thì sau 3 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng vườn cà phê và Chương trình tái canh cây cà phê thì đến nay, địa phương đã ghép cải tạo và trồng tái canh được gần 800 ha với nhiều giống cà phê mới và cho thấy các giống như TR4, TR9, TR10, TR11, TR12, TR15 cho năng suất cao ở mức từ 4 - 5 tấn nhân/ha. Đây là những giống được 2 đơn vị là Công ty TNHH Đắk Pham và HTX Nông nghiệp Đắk Mil ươm, cung cấp cho người trồng.
Ông Lê Văn Điệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Đắk Mil cho biết: “Qua theo dõi, hiện nay, các giống cà phê mới được nhân dân chọn trồng vì có nhiều ưu điểm, nhất là năng suất và chất lượng nhân cao hơn nhiều so với các giống cũ.
Việc thực hiện các chương trình nâng cao năng suất, chất lượng cà phê của huyện đã tăng năng suất lên 5 tạ/ha, năng suất trung bình hiện là 2,2 tấn/ha. Trong năm 2015, UBND huyện dự kiến sẽ xây dựng 6 vườn nhân chồi cà phê đầu dòng tại những xã trồng cà phê nhiều của huyện như Đức Minh, Đức Mạnh, Đắk Lao, Thuận An với quy mô mỗi vườn từ 100 – 500m2 nhằm đáp ứng nguồn chồi ghép cho nhân dân trồng để thực hiện các chương trình, đề án nâng cao chất lượng vườn cà phê”.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/dak-mil-da-trong-800-ha-ca-phe-giong-moi-cho-nang-suat-cao-36544.html
Related news
Hơn 65 đại diện của ngành thủy sản Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tập trung thảo luận việc xây dựng tiêu chuẩn chung cho tôm nuôi và nghị định thư Dự án Phát triển thủy sản bền vững (FIP) vào cuối tháng 12/2013 tại Băng Cốc, Thái Lan.
Làng bè nuôi cá điêu hồng ven sông Tiền đang gặp khó khăn do giá cá liên tục sụt giảm, cá tới lứa thu hoạch khó tiêu thụ. Hiện nay, giá cá điêu hồng tại bè được thương lái thu mua từ 31.000 - 32.000 đồng/kg, giảm 1.500 đồng/kg so với 1 tháng trước. Trước tình hình này, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ngại thả giống trong vụ nuôi mới.
Ngày 23/1, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chuyến khảo sát hộ dân tự phát đào ao nuôi tôm công nghiệp và tổ chức họp dân tại xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước và xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (Cà Mau).
Xã viên của Hợp tác xã nông nghiệp An Chấn (HTX An Chấn) ở Phú Yên trong sản xuất lúa gặp khó khi đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít. Để phát triển kinh tế hộ, Ban quản trị HTX An Chấn đã thí điểm thực hiện mô hình trồng cỏ giàu dinh dưỡng để nuôi bò theo dự án ACIAR (trồng cỏ nuôi bò) bước đầu cho hiệu quả cao.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi theo quy trình thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam - VietGAHP - để có nông sản sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường đang là tiêu chí quan trọng của nền nông nghiệp bền vững.