Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Mil chú trọng công tác tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi trong mùa mưa

Đắk Mil chú trọng công tác tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi trong mùa mưa
Ngày đăng: 17/06/2015

Tại xã Đắk N’Drót những ngày này, lực lượng thú y xã tích cực xuống từng hộ gia đình để thực hiện công tác tiêm phòng. Theo bà Hoàng Thị Hải, cán bộ thú y xã Đắk N’Drót do đặc thù là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số nên người chăn nuôi dù đã có ý thức phòng chống dịch bệnh nhưng tỷ lệ tiêm phòng trên đàn vật nuôi vẫn chưa cao. Một bộ phận người dân chủ quan, lơ là, không chú trọng đến công tác phòng bệnh cho vật nuôi.

Trước thực tế này, địa phương đã đến từng hộ gia đình để thông báo lịch tiêm phòng, cũng như vận động bà con tập trung đàn vật nuôi để tiêm phòng hiệu quả. Xã Đắk N'Drót hiện có hơn 11.000 con gia súc, gia cầm các loại.

Sau hơn 3 ngày ra quân tiêm phòng, đến nay, toàn xã đã tiêm được gần 200 liều vắc xin, trong tổng số gần 2.000 liều vắc xin được cấp phát. Ngoài ra, xã được cấp 55 lít hóa chất, đã tiến hành tiêu độc khử trùng tại các khu vực chuồng trại nuôi cho người dân.

Ông Y Xrao, ở bon Đắk R’la cho biết: “Vào mùa mưa, đàn vật nuôi thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Xác định được điều này, gia đình tôi luôn vệ sinh sạch sẽ chuồng heo, gà. Ngoài ra, khẩu phần ăn trong mùa mưa cho đàn vật nuôi cũng được gia đình tăng liều lượng các chất bổ dưỡng, có sức đề kháng cao. Vừa rồi, được cán bộ thú y tổ chức tiêm phòng, gia đình tôi đã tập trung đàn vật nuôi để được tiêm các loại vắc xin phòng bệnh. Cũng nhờ vậy, đến nay, hơn 6 con heo và gần 40 con gà của gia đình vẫn phát triển ổn định”.

Tại xã Đức Minh, địa phương cũng đã tích cực tổ chức tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Hiện tại, toàn xã đã tiêm hơn 400 liều vắc xin cho gia súc, gia cầm các loại. Ông Trần Quốc Chuẩn, cán bộ thú y xã Đức Minh cho biết, so với mọi năm, năm nay, số lượng vắc xin được các ngành cấp phát muộn hơn.

Để đảm bảo vật nuôi không nhiễm bệnh, trước đó, xã đã tích cực vận động người dân chú trọng đến công tác vệ sinh chuồng trại. Lực lượng thú y đã đi từng thôn, bon để rà soát tổng đàn vật nuôi để khi có vắc xin về là tiến hành tiêm phòng luôn. Trong quá trình tiêm phòng, địa phương luôn theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch nếu xảy ra.

Theo ông Nguyễn Văn Đức, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Đắk Mil thì từ đầu mùa mưa đến nay, toàn huyện đã tiêm được gần 4.000 liều vắc xin, trong tổng số hơn 8.000 liều vắc xin được cấp trên phân bổ. Trong đó, huyện chủ yếu tập trung vào tiêm phòng các loại vắc xin như lở mồm, long móng ở trâu, bò, tụ huyết trùng, dịch tả ở heo...

Ngoài công tác tiêm phòng, Trạm Thú y huyện đã cấp hơn 500 lít hóa chất để người dân tiến hành tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại. Việc khuyến cáo người chăn nuôi nên áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, cũng như tăng thêm khẩu phần ăn đảm bảo chất dinh dưỡng cho đàn vật nuôi cũng được địa phương tích cực triển khai.

Cũng theo ông Đức, bên cạnh nỗ lực của Trạm Thú y, trong mùa mưa, người dân cũng phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi vật nuôi. Nếu phát hiện đàn vật nuôi có dấu hiệu bất thường thì báo ngay cho cán bộ thú y xã, phường, chính quyền địa phương để có những biện pháp xử lý kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

Tưới Phun Mưa Trên Đất Trồng Rau Tưới Phun Mưa Trên Đất Trồng Rau

Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình (Quảng Nam) phối hợp với tổ chức Phát triển quốc tế (IDE) tại Việt Nam hỗ trợ nông dân áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa để nâng cao năng suất rau màu, bước đầu đem lại kết quả khả quan.

13/06/2013
Công An Hải Dương Bồi Thường Cho Ngư Dân Cần Giờ Công An Hải Dương Bồi Thường Cho Ngư Dân Cần Giờ

Sau 2 ngày có chỉ đạo của Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, về việc làm rõ đúng, sai trong vụ tạm giữ 1,8 tấn bạch tuộc tại Hải Dương, Công an tỉnh này đã nhận sai và bồi thường số tiền 650 triệu đồng cho các ngư dân ở huyện Cần Giờ (TPHCM) vì số hàng đã bị hỏng.

13/06/2013
Khá Giả Nhờ Nuôi Tằm Bài Bản Khá Giả Nhờ Nuôi Tằm Bài Bản

Nhờ được học nghề trồng dâu, nuôi tằm bài bản, nhiều hộ dân xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) bây giờ đang có thu nhập cao từ nghề này và tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

13/06/2013
Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.

13/06/2013
Làm Giàu Từ Cây Vải Làm Giàu Từ Cây Vải

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

14/06/2013