Trang Trại Bạc Tỷ Trên Đất Trũng Ở Hà Nội
Là “ông chủ” của một cửa hàng đại lý bán thức ăn chăn nuôi đang ăn nên làm ra, ông Nguyễn Cải (thôn Chàm, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) lại bỏ để chuyển sang làm trang trại nuôi gà, lợn, biến trũng thành “khối tài sản” trị giá bạc tỷ.
“Trong thời gian làm đại lý bán thức ăn gia súc, tiếp xúc với nhiều ND sở hữu những trang trại có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm tôi đâm ra ham. Tôi quyết định nhượng cửa hàng lại cho con trai cả làm chủ và đấu thầu 1,6ha đất của xã để làm nông nghiệp”- ông Cải nhớ lại.
Đó là vào những ngày cuối năm 2004, với 3 tỷ đồng dành dụm những năm tháng bán thức ăn gia súc cùng số tiền vay mượn của bạn bè, ông Cải thuê nhân công về nạo vét, đào đắp khu đất đồng của xã làm trang trại. Những chỗ ruộng trũng, mấp mô ông đào ao thả cá, chỗ bằng phẳng thì xây chuồng nuôi lợn, gà.
“Vốn đầu tư không hề nhỏ, lại chưa từng chăn nuôi quy mô lớn, đây là thách thức lớn đối với tôi. Trước khi làm, tôi phải đến các trại chăn nuôi lớn, nhỏ trong và ngoài huyện để học hỏi kinh nghiệm” - ông Cải tâm sự.
Để giảm chi phí thuê nhân công, ông xây dựng quy trình chăn nuôi tự động từ lồng úm, hệ thống nước uống đến cho ăn. Nhờ vậy, năm 2009 - 2010, khi dịch tai xanh bùng phát tại nhiều nơi nhưng trại chăn nuôi của ông không có lợn mắc dịch.
Về thị trường tiêu thụ, ông Cải cho biết, ban đầu, ông xuống Hà Nội tìm các lò mổ để tìm mối bán. Dần dần, tiếng lành đồn xa, thương lái khắp nơi tìm đến trang trại của ông mua hàng.
“Để bán lợn giá cao, tôi chỉ xuất chuồng lợn trọng lượng dưới 100kg. Nếu lợn to, khổ thịt dày, sẽ bị thương lái ép giá. Một kinh nghiệm nữa trong quá trình chăn nuôi là không nên đầu tư ồ ạt sẽ nhiều rủi ro” - ông Cải chia sẻ.
Mỗi năm ông xuất 3 lứa lợn khoảng 500 con, thu về hàng trăm triệu đồng; cộng với 3.000 con gà đẻ trứng và một ao cá, tổng doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm. Có kinh tế, năm nào cũng ủng hộ địa phương từ 30-50 triệu đồng để xây dựng đường giao thông, trạm y tế… góp phần hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã.
Có thể bạn quan tâm
Hiệp hội Mía đường cho rằng dù con số trên giảm thì doanh nghiệp ngành chế biến mía đường vẫn sẽ lỗ nặng khi tình trạng buôn lậu đường vẫn tràn lan trên các tuyến biên giới. Hiện giá đường đang thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 1.000 đồng/kg.
Mục tiêu hướng đến năm 2020 là năng suất lao động sản xuất nông nghiệp sẽ đạt 2.000 USD/người; tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp ở khâu làm đất đạt 95%, khâu gieo trồng, chăm bón đạt 70%, khâu thu hoạch đạt 70%, khâu chế biến đạt 80%.
Là cây ưa sáng, măng tây rất mẫn cảm với đất trồng. Đất trồng phải có độ phì cao, tơi xốp, giàu mùn và độ pH từ 6 - 7 là tốt nhất. Sau 2 - 3 tháng ươm giống và 4 - 6 tháng trồng thì cây bắt đầu cho thu hoạch, năng suất trung bình 8 -10kg/1.000m2/ngày (năng suất sẽ tăng dần theo thời gian).
Hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản ở lợn còn có tên gọi bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh, thành dịch làm ốm và chết nhiều lợn.
Quá ham kiếm đồ cổ từ biển, anh Huỳnh Minh Sơn (thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) bất chấp nguy hiểm lặn sâu tới 80-100m, và bị tai nạn liệt nửa người.